Tài liệu: Australia - Ngành công nghiệp thịt cừu của Úc

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Trong vòng 15 năm qua đã có một sự thay đổi đáng kể giữa nguồn cừu và hoa màu trong các nông trại ở Úc bởi vì thu nhập của việc trồng ngũ cốc cao hơn thu nhập qua việc nuôi cừu.
Australia - Ngành công nghiệp thịt cừu của Úc

Nội dung

Ngành công nghiệp thịt cừu của Úc

Trong vòng 15 năm qua đã có một sự thay đổi đáng kể giữa nguồn cừu và hoa màu trong các nông trại ở Úc bởi vì thu nhập của việc trồng ngũ cốc cao hơn thu nhập qua việc nuôi cừu. Nông dân Úc cũng chuyển sang nuôi bò vì giá thịt bò đang cao sau năm 1998. Trong những năm gần đây, giá len, thịt cừu và cừu nguyên con đã tăng trở lại. Số lượng cừu của Úc đã giảm sút trên một phần ba trong vòng 15 năm qua, từ mức cao điểm là 173 triệu con vào năm 1990. Theo sự giảm sút của đàn cừu, số lượng thịt cừu đã từ đỉnh điểm và 395.000 tấn vào năm 1991 giảm xuống còn 297.000 tấn vào năm 2002. Năm 1992 chỉ có 30% người sản xuất len bán cừu cho các lò mổ thì đến năm 2002 tỉ lệ này đã tăng lên 47%.

            NHỮNG NÔNG TRẠI NUÔI CỪU CHẤT LƯỢNG CAO

Năm 2002 có khoảng 18.900 nông trại ở Úc nuôi cừu chất lượng cao. Trong số này có khoảng 7.900 nông trại thuộc dạng chuyên môn, đã thu được 20% lợi nhuận của toàn nông trại trong việc bán cừu chất lượng cao. Ngoài ra còn có 20.400 các nông trại khác, mỗi nông trại có hơn 200 con cừu, sản xuất len, thịt cừu và cừu nguyên con, nhưng không có cừu chất lượng cao. Loại cừu chất lượng cao này chủ yếu được nuôi ở miền Nam nước Úc và các vùng có lượng mưa nhiều tại New South Wales và Victoria.

Nhìn chung, những nhà nuôi cừu chất lượng cao chuyên nghiệp chiếm một diện tích nông trại chỉ bằng nửa những người không chuyên, có số lượng cừu ít hơn và trồng tỉa hoa màu ít hơn. Tuy nhiên những nông trại này có số lượng cừu cái nhiều hơn, với số lượng sinh nở cao hơn 13% và bán cừu với giá cao hơn 10% so với những người không chuyên.

Thị trường cho Cừu

Thị trường nội địa về cừu là quan trọng đối với Úc, chiếm tỉ lệ 68% cừu nguyên con và 34% thịt cừu vào năm 2002. Trong thập kỷ vừa qua, lượng cừu xuất khẩu đã tăng gấp 3 lần, lên đến trên 124.000 tấn vào năm 2001, nhưng đến năm 2002 trận hạn hán đã làm giảm sút 12%, còn l09.700 tấn. Thị trường chính để xuất khẩu cừu bao gồm Mỹ, Papua New Guinea, khối Liên minh Châu Âu, các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Nhật Bản và Nam Phi. Trong số những thị trường này, Mỹ và khối Liên minh Châu Âu là những thị trường có giá trị lớn.

Trong khi lượng cừu xuất khẩu sang Nhật Bản và Nam Phi đã giảm xuống còn một nửa kể từ năm 1994, số lượng xuất khẩu sang Mỹ, Ả Rập Saudi và Đài Loan đã gia tăng đáng kể. Một ngành công nghiệp chuyên môn đã phát triển để hỗ trợ cho việc xuất khẩu cừu sống, chủ yếu sang Trung Đông với số cừu xuất xứ chính từ miền Tây Úc, Nam Úc và Victoria. Lượng cừu sống xuất khẩu cũng gia tăng trong thập kỷ 1990, đạt đến mức kỷ lục là 6,8 triệu con vào năm 2001, nhưng lại giảm xuống còn 6,1 triệu con vào năm 2002. Những thị trường lớn vào năm 2002 là Kuwait, các Tiểu vương quốc Ả Rập, Jordan, Oman và Bahrain. Ả Rập Saudi trở lại là một thị trường lớn từ năm 2000, với lượng xuất khẩu vào năm 2002 là 1,9 triệu con.

Ngành Công nghiệp Len và Thịt cừu

Từ năm 1992 đến năm 2002 số lượng cừu ở Úc bị giảm 32%. Trận hạn hán khắp cả nước vào năm 2002-2003 đã góp thêm phần làm cho số cừu này sụt giảm. Số lượng cừu giảm từ tháng 6 năm 2002 đến tháng 6 năm 2003 và 6 triệu con, làm cho số lượng cừu của cá nước chỉ còn 97 triệu con – con số thấp nhất tính từ năm 1946.

Bất kể số lượng cừu bị sụt giảm trong thập kỷ vừa qua, thu nhập về cừu và len vẫn và một nguồn quan trọng trong tổng thu nhập của nông dân Úc. Có trên 50% nông dân có tỉ lệ thu nhập từ 40% trở lên về cừu và len trong tổng thu nhập của họ. Đã có một sự điều chỉnh trong tỉ lệ các loại cừu, theo đó tỉ lệ cừu cái đã gia tăng hơn trước, và ở một số vùng có sự thay đổi quan trọng trong việc chuyển sang nuôi cừu chất lượng cao.

            NGÀNH CÔNG NGHIỆP THỊT BÒ CỦA ÚC

Hai phần ba số lượng thịt bò và thịt bê ở Úc được xuất khẩu và những thay đổi về nhu cầu trên thị trường thế giới đã có tác động quan trọng đến ngành công nghiệp thịt bò của Úc. Trong những năm gần đây Nhật Bản là thị trường lớn nhất của Úc về mặt giá trị xuất khẩu thịt bò, nhưng Mỹ là thị trường lớn nhất về số lượng. Một sự sụt giảm đáng kể lượng thịt bò xuất khẩu sang Nhật sau khi phát hiện ra dịch 'bò điên' vào năm 2002 đã làm cho nước Mỹ thế chỗ Nhật, là thị trường lớn nhất về giá trị xuất khẩu.

Ngoài ra, giá trị thịt bò xuất khẩu sang các nước khác cũng gia tăng. Việc phát hiện ra nạn bò điên trong bò sữa của Nhật đã làm sụt giảm rất nhiều nhu cầu về thịt bò, với số lượng tiêu thụ chỉ bằng 50% trước kia. Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra chương trình khám nghiệm và những sự kiện sau đó đã có tác động rất ít đến nhu cầu về thịt bò. Lượng thịt bò của Úc xuất khẩu sang Nhật đã phục hồi sau sự kiện dịch bò vào năm 2001-2002 nhưng vẫn chưa đạt trở lại mức cũ.

Lượng thịt bò xuất khẩu sang Nam Triều Tiên đã gia tăng gần một phần ba trong năm 2002 và xuất khẩu sang Canada cũng gia tăng, nhưng số lượng này có chiều hướng giảm xuống vào năm 2003, do số lượng sản xuất của Úc giảm, làm hạn chế việc Xuất khẩu đến tất cả các thị trường. Việc xuất khẩu trở lại thịt bò vào thị trường Uruguay sau khi đất nước này kiểm soát được dịch lở mồm long móng tại đây đã gia tăng. Việc xuất khẩu sang thị trường Triều Tiên đã thu được lợi nhuận do sự tăng trưởng kinh tế của nước này, sự giảm sút lượng bò sản xuất trong nước và sự tự do hóa trong thị trường thịt bò tại đây.

Lượng thịt bò xuất khẩu sang Đài Loan đã tăng 17% trong năm 2002 và xuất khẩu sang châu Á tăng 11%. Đối với thị trường châu Âu cũng có gia tăng đôi chút. Việc phát hiện ra dịch bò điên ở Canada vào tháng 5 năm 2003 đã gây đột biến cho ngành công nghiệp thịt bò ở đây, và tạo cơ hội cho thị trường xuất khẩu của Úc gia tăng trong thị trường Mỹ và Nhật. Tuy nhiên, dịch bệnh ở bò này đã có tác động tiêu cực đối với các nhà sản xuất thịt bò ở Úc vì nó làm giảm nhu cầu về thịt bò ở một số nước, chẳng hạn như Mỹ.

Thị trường Nội địa

Thị trường nội địa là một thị trường lớn nhất về thịt bò của Úc, chiếm trên một phần ba số lượng thịt bò sản xuất.

Việc tăng giá bán lẻ thịt bò và sự cạnh tranh mạnh của thịt heo và thịt gia cầm đã dẫn tới việc giảm sút nhu cầu tiêu dùng về thịt bò tăng những năm gần đây. Lượng tiêu thụ bò bình quân tính trên đầu người đã giảm xuống còn 32 kg vào năm 2000-01. Tuy nhiên, đến năm 2001-02 lượng tiêu thụ này đã gia tăng chút ít, lên 33 kg trên đầu người. Đến năm 2002-03, do lượng sản xuất gia tăng và giá thành hạ, lượng tiêu thụ trên đầu người đã tăng lên 36 kg,

Khu vực Chăn nuôi

Lượng bò nuôi từ ngũ cốc đã tăng gấp ba lần trong thập niên vừa qua. Số lượng gia tăng này được phục vụ cho thị trường nội địa. Trong tổng số 685.500 con bò được nuôi tại Úc tính đến tháng 3 năm 2003, có 46,6% được sử dụng cho thị trường nội địa, so với tỉ lệ 46% xuất khẩu sang Nhật. Đây là  lần đầu tiên tỉ lệ tiêu thụ ở thị trường nội địa vượt qua mức xuất khẩu sang Nhật.

Thị trường Bò sống

Lượng xuất khẩu bò sống của Úc là lớn nhất trên thế giới. Năm 2002 Úc đã xuất khẩu 951.000 con bò, với trị giá 581 triệu Đô la, đến những nước như Đông Nam Á, Bắc Phi và Trung Đông. Những thị trường lớn nhất là Indonesia, Ai. Cập, Philippines và Malaysia. Những thị trường quan trọng khác bao gồm Ả Rập Saudi, Israel, Brunei, Nhật và Mexico.

Lượng bò sống xuất khẩu sang Ai Cập giảm 29% vào năm 2002, do nền kinh tế yếu kém ở đây, do sự cạnh tranh về nhập khẩu có bao cấp của khối EU và số lượng bò gia tăng của vùng Nam Mỹ.

Lượng bò sống xuất khẩu sang các thị trường khác đều gia tăng. Số lượng bò xuất khẩu sang Indonesia gia tăng 48%, sang Philippines tăng 16% và sang Malaysia tăng 17%. Đối với các thị trường Ả Rập Saudi, Israel và Mexico cũng có một tỉ lệ gia tăng đáng kể.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2284-02-633501627682031250/Kinh-te/Nganh-cong-nghiep-thit-cuu-cua-Uc...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận