Tài liệu: Bạn gái làm gì để ghi nhớ và nâng cao hiệu quả của những ghi nhớ?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Khả năng ghi nhớ của mỗi người không phải có được ngay từ khi họ mới sinh ra mà chủ yếu là do được hình thành, bồi dưỡng và phát triển trong quá trình sống, học tập và làm việc.
Bạn gái làm gì để ghi nhớ và nâng cao hiệu quả của những ghi nhớ?

Nội dung

Bạn gái làm gì để ghi nhớ và
nâng cao hiệu quả của những ghi nhớ?

Khả năng ghi nhớ của mỗi người không phải có được ngay từ khi họ mới sinh ra mà chủ yếu là do được hình thành, bồi dưỡng và phát triển trong quá trình sống, học tập và làm việc. Nếu được bồi dưỡng một cách có ý thức theo bài bản và khoa học, khả năng ghi nhớ của mỗi người đều có thể phát triển và được nâng cao. Karl Marx được mệnh danh là người có khả năng ghi nhớ siêu phàm, thế nhưng ông vẫn chọn cách học thuộc những âm tiết vô nghĩa do những chữ cái Latinh tạo thành để rèn luyện và phát triển trí nhớ của mình. Bạn đã tìm được cách nào để rèn luyện và nâng cao khả năng ghi nhớ của mình hay chưa?

Nếu sử dụng phương pháp ghi nhớ tốt thì trí nhớ của bạn cũng sẽ phát huy được hiệu quả tốt nhất. Có rất nhiều phương pháp ghi nhớ khác nhau, chúng ta cần căn cứ vào nội dung thông tin cần ghi nhớ để lựa chọn cho mình một phương pháp phù hợp nhất.

- Ghi nhớ theo cách hiểu: Hiểu là cơ sở của sự ghi nhớ, vì vậy, những điều bạn ghi nhớ theo cách hiểu của mình thường chỉ tồn tại trong thời gian ngắn nhưng lại có hiệu quả tương đối cao.

- Ghi nhớ theo hứng thú: “Sự yêu thích chính là ông thầy tốt nhất”. Nếu thực sự yêu thích, hứng thú với một môn học nào đó, bạn có thể đạt được một thành tích học tập rất cao trong môn học đó. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng cách kể chuyện, chơi trò chơi, luyện khẩu hiệu,... để làm cho những sự vật khô khan trở nên có hồn, sinh động hơn.

- Ghi nhớ theo sự liên tưởng: Ghi nhớ chính là cách tốt nhất để bạn xây dựng, củng cố mối liên hệ giữa nhiều sự vật với nhau. Chúng ta thường cố gắng vận dụng tất cả những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống. Chính quá trình vận dụng, liên tưởng này sẽ giúp trí nhớ của bạn được củng cố.

- Ghi nhớ bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần: Quy luật của sự quên lãng là trước nhanh sau chậm. Vì vậy, để ghi nhớ thật sâu, thật chắc một bài học nào đó, bạn cần nhẩm đi nhẩm lại nó thật nhiều lần.

- Ghi nhớ hiệp đồng: Nếu để tất cả các cơ quan như: tay, chân, đầu óc, miệng, tai, mũi,... cùng được tham gia vào quá trình ghi nhớ thì hiệu quả của sự ghi nhớ đó sẽ tốt hơn rất nhiều.

- Ghi nhớ một cách khái quát, hệ thống: Trên cơ sở phân tích bài học, bạn hãy sử dụng những bảng biểu, đề mục lớn để phân tích và hệ thống lại kiến thức. Cách làm này có thể giúp nâng cao hiệu quả của việc ghi nhớ.

- Ghi nhớ theo phương pháp sử dụng: Đây là cách dùng quá trình sử dụng để nâng cao khả năng ghi nhớ. Sử dụng thực chất cũng là một quá trình học tập và còn là quá trình lặp đi lặp lại nhiều lần một thao tác nào đó. Ví dụ: Để ghi nhớ một danh từ tiếng Anh nào đó, nếu bạn chỉ ngồi đọc đi đọc lại thì chưa chắc có thể nhớ lâu bằng cách đặt câu với danh từ đó hoặc dùng nó nhiều lần trong khi viết thư cho một người bạn nước ngoài.

- Ghi nhớ bằng cách phân loại: Bạn có thể phân loại và hệ thống những đối tượng cần ghi nhớ căn cứ vào tính chất, đặc điểm, nội dung của chúng để hiệu quả của việc ghi nhớ được nhanh và lâu hơn.

- Ghi nhớ theo trọng điểm: Với một nội dung nào đó, bạn có thể không cần phải nhớ hết từng chi tiết, từng ý lớn ý nhỏ mà chỉ cần nhớ được những đặc điểm nổi bật, mang tính bản chất của nội dung đó.

- Ghi nhớ theo quy luật: Bạn hãy cố gắng tìm ra những mối liên hệ nội tại của sự vật và ghi nhớ chúng. Với rất nhiều định lý, công thức của các môn khoa học tự nhiên, việc ghi nhớ một cách máy móc thường chỉ mang lại hiệu quả rất thấp. Nếu bạn tìm được quy luật để liên kết chúng lại với nhau thì hiệu quả ghi nhớ sẽ cao hơn rất nhiều.

- Ghi nhớ theo kiểu phân tích. Bạn có thể phân tách, chia nhỏ một nội dung lớn nào đó thành nhiều nội dung nhỏ để ghi nhớ dễ dàng hơn. Nếu muốn ghi nhớ kết cấu của một sự vật nào đó, bạn cũng có thể chia sự vật ra thành nhiều bộ phận nhỏ để ghi nhớ.

Bạn hãy cố gắng tuân theo những quy luật của việc ghi nhớ để nâng cao khả năng ghi nhớ của mình. Khi đã tự giác tuân theo những quy luật này, biết cách vận dụng chúng một cách nhuần nhuyễn, chắc chắn chúng sẽ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp bạn phát triển trí lực của mình.

Tuy nhiên, phương thức căn bản nhất để bồi dưỡng khả năng ghi nhớ vẫn là tích cực, cần cù học tập. Càng học thêm được nhiều kiến thức mới thì khả năng ghi nhớ của con người càng tốt hơn. Khổng Tử từng nói: “Nhìn thấy nhiều thì biết nhiều; học được nhiều cũng biết nhiều”. Biết ở đây cũng chính là ghi nhớ vậy.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4192-02-633706393548941250/Nam-bat-thoi-co-vang-de-hoc-tap-nang-cao-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận