Tài liệu: Bản đồ mới của bầu trời

Tài liệu
Bản đồ mới của bầu trời

Nội dung

BẢN ĐỒ MỚI CỦA BẦU TRỜI

 

Sau khi kính thiên văn hồng ngoại có vật kính 3- 4 m ra đời, các nhà thiên văn đã triển khai việc lập bản đồ bầu trời theo các tia hồng ngoại. Thường xuyên quan sát bầu trời, họ đã xác lập được tọa độ của các nguồn hồng ngoại và đánh giá năng lượng phát ra từ bức xạ của chúng. Kết quả là lần đầu tiên con người nhìn thấy bầu trời bằng những tia "nhiệt" vô hình. Hiệu quả rất ấn tượng.

Trên bầu trời hồng ngoại những ngôi sao trắng và xanh lam chói sáng đã "mất tích". Trên vòm trời đã biến mất tăm các chòm sao Gấu Lớn, Thợ Săn, Tiên Hậu, các sao Thiên Lang (Sirius), Procyon, Rigel cũng không còn. Những ngôi sao sáng đỏ như Betelgeuse, Antares, Alđebaran thì ít thay đổi về độ sáng, nhưng cũng đã xuất hiện những ngôi sao khác mà trước đây không nhìn thấy trên bầu trời; ấy là những nguồn màu đỏ sẫm mờ đục giống như những hòn than cháy âm ỉ.

Phân lớn trong số đó - chưa phải là sao, mà là sao nguyên thuỷ còn gọi là tiền sao (tiếng Anh: protostar), tức là sự ngưng kết đậm đặc lại của môi trường giữa các vì sao do bị ép nén dưới tác động sức hút của bản thân chúng. Đấy là những quả cầu khí lạnh được bao bọc bởi những lớp vỏ bụi khí. Trong một số tiền sao chỉ mới bắt đầu có phản ứng hạt nhân đặc trưng cho những ngôi sao "thực thụ". Cũng rất có thể đồng thời với việc hình thành các vì sao là việc hình thành các hệ hành tinh. Chính những đối tượng kì lạ ấy được phát hiện thấy trên các chòm sao Con Trâu, Thiên Nga và Thợ Săn kể cả trong tinh vân nổi tiếng của chòm sao Thợ Săn.

Ngôi sao nóng cũng có thể trở thành nguồn bức xạ hồng ngoại mạnh nếu nó bị bao bọc bởi mây bụi hoặc đa bụi. Bụi hấp thụ bức xạ sóng ngắn vỏ bức xạ thấy được và tái bức xạ năng lượng của nó bảng các tia hồng ngoại. Có thể lấy sao Vega được bao bọc bởi đĩa bụi phát ra luồng bức xạ hồng ngoại rất mạnh làm ví dụ.

Kính thiên văn đặt trên quỹ đạo IRAS đã nghiên cứu bức xạ của khu vực trung tâm Ngân Hà trong phần sóng dài của dải hồng ngoại. Đã từ lâu con người biết rằng, trung tâm Ngân Hà của chúng ta phát ra các tia hồng ngoại. Ngay từ năm 1951, các nhà thiên văn Xô viết là

những người đầu tiên có những bức ảnh chụp trung tâm dải Ngân Hà bằng những tia hồng ngoại có bước sóng ngắn. Họ đã sử dụng một thành tựu kĩ thuật mới của thời đó - ống tia điện tử có catôt quang điện rất nhạy với các tia hồng ngoại làm bộ thu bức xạ. Kết quả là họ phát hiện thấy bức xạ của các sao ở nhân Ngân hà mà ánh sáng thấy được của chúng bị bụi giữa các vì sao hấp thụ rất mạnh.

Thiết bị lắp trên IRAS thu nhận được bức xạ trên các bước sóng 12, 25, 60 và 100 m. Những tia ấy không phải là do chính các ngôi sao phát ra mà do bụi nằm kề hoặc nằm giữa các vì sao phát ra. IRAS đã ghi lại được rất nhiều nguồn:các thiên thể hồng ngoại trong nhân của Ngân Hà, bức xạ của dải hẹp dọc theo Ngân Hà, nơi tập trung khí và bụi giữa các ngôi sao và một số lượng lớn các ngôi sao có vỏ bọc bằng bụi.

Người ta đã thành công trong việc nhận dạng hơn một vạn nguồn: chúng là các đối tượng ngoài Ngân Hà, các thiên hà (chủ yếu là xoắn ốc) và quada là những nguồn điểm rất xa và cực mạnh. Trong nhiều trường hợp, sự bức xạ của các thiên hà trong dải hồng ngoại có thể so sánh được với bức xạ quang học về công suất hoặc thậm chí còn vượt xa nó. Về cơ bản loại bức xạ này gắn liền với các ngôi sao nóng còn trẻ. Chúng sinh ra trong những khu vực không trong suốt (đối với tia nhìn thấy được và tia tử ngoại) của các thiên hà và nung nóng môi trường bụi bao quanh chúng lên tới vài chục kenvin. Do đó nó bắt đầu tỏa sáng trong dải hồng ngoại. Theo công suất bức xạ đó các nhà thiên văn đánh giá định lượng về tốc độ hình thành các ngôi sao trong các thiên hà.

Trong một số trường hợp công suất bức xạ hồng ngoại của vùng nhân các thiên hà và quada là vô cùng cao, gấp hàng trăm lần độ trưng của Mặt Trời. Cơ chế của sự hình thành các nguồn như vậy còn đợi sự giải thích.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/446-02-633329644681962500/Vu-tru-hong-ngoai-va-tu-ngoai/Ban-do-moi-c...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận