Tài liệu: Ba Lan - Xã hội

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Là một quốc gia lớn thứ 7 ở châu Âu, Ba Lan tọa lạc ở giữa vùng đồng bằng Bắc Âu vốn kéo dài từ Hà Lan đến dãy núi Ural của Nga.
Ba Lan - Xã hội

Nội dung

Xã hội

Là một quốc gia lớn thứ 7 ở châu Âu, Ba Lan tọa lạc ở giữa vùng đồng bằng Bắc Âu vốn kéo dài từ Hà Lan đến dãy núi Ural của Nga. Mặc dù địa hình của nước này bị phá vỡ bởi một số khác biệt về mặt bằng, đặc biệt và ở phía Nam, hầu hết lãnh thổ của Ba Lan không có sự thay đổi đáng kể về độ cao. Sự kết hợp của vị trí địa lý và địa hình đã ảnh hưởng rất lớn đến xã hội của Ba Lan và mối quan hệ của đất nước này với những quốc gia chung quanh.

Trong những năm sau Thế chiến Thứ II, Ba Lan, cũng giống như những quốc gia Đông Âu khác, đã trải qua một cuộc chuyển đổi nhanh chóng và có kế hoạch từ một xã hội chủ yếu nông nghiệp sang một xã hội chủ yếu công nghiệp. Khi đất nước này theo chủ nghĩa Cộng sản vào năm 1945, đặc điểm về tri thức và tinh thần của người Ba Lan vẫn không thay đổi, nhưng mặt khác những cơ sở do chính quyền mới này thành lập đã có một ảnh hưởng cơ bản đối với đời sống hàng ngày của người dân ở đây, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế và giáo dục, vốn được phục vụ cho nhiều người dân hơn.

Chủ nghĩa Cộng sản ở đây đã xóa bỏ được tầng lớp quý tộc chủ đất, vốn đã chiếm giữ một vai trò quan trọng trong việc cai trị cũng như giữ gìn văn hóa và ý thức quốc gia. Sự phá bỏ hệ thống cũ của giai cấp xã hội cũng đã mang lại những động lực tiến bộ cơ bản, khi người dân thành thị tiếp xúc trực tiếp với những nông dân ở nông thôn. Trong vòng 40 năm sau chiến tranh, chế độ này cũng dã để lại những dấu ấn vĩnh viễn trong cách sống của người Ba Lan, ngay cả sau khi chính quyền mới thay thế vào năm 1989.

Thế chiến Thứ II cũng đã dẫn đến một sự đồng nhất hóa đối với người dân Ba Lan, vốn trước đó rất đa dạng về mặt dân tộc và tôn giáo. Việc tái định cư hàng loạt các nhóm dân tộc do việc thay đổi biên giới và cuộc tàn sát người Do Thái ở Ba Lan đã làm cho đất nước này từ chỗ chỉ có hai phần ba người Ba Lan và người theo Thiên chúa giáo La Mã biến thành một xã hội có trên 90% người Thiên chúa giáo và trên 98% người Ba Lan.

Về mặt nhân khẩu, năm 1992 Ba Lan và một quốc gia trẻ, với hơn 64% dân số dưới 40 tuổi. Đất nước này cũng là một trong những nước có sinh suất cao nhất châu Âu. Năm 1980 đã có gần một nửa số ngươi đi làm ở Ba Lan thuộc về một thành phần kinh tế xã hội khác xa với thành phần của cha mẹ họ, với những động lực của một thế hệ trẻ hơn. Cũng trong thời gian này có ít hơn một phần tư lực lượng lao động của Ba Lan ở lại trong lĩnh vực nông nghiệp, còn hai phần ba là những công nhân hay nhân viên văn phòng ở các khu vực thành thị. Có khoảng một phần ba những người trí thức sau chiến tranh xuất thân từ những gia đình công nhân, và một phần tư từ những gia đình nông dân. Con số này đã thể hiện một sự thay đổi lớn lao từ tình trạng chiếm ưu thế của giới quý tộc trong số những người trí thức vào trước Thế chiến Thứ II.

Người dân Ba Lan được giáo dục tương đối tốt cả về mặt truyền thống văn hóa lẫn về chính sách xã hội. Năm 1990 tỉ lệ những người biết đọc biết viết là 98% . Trong số này có trên 17% có trình độ sau trung học, và 4% có những bằng cấp đại học.

Sự chấm dứt chế độ Cộng sản vào năm 1989 đã tạo ra nhiều thách thức cho xã hội Ba Lan và cho những người làm chính sách của chính quyền. Sự bao cấp của nhà nước đối với nạn thất nghiệp, bệnh tật và nghèo đói dã không còn nữa khi Ba Lan chuyển sang tư hữu hóa và mở cửa nền kinh tế cho thị trường tự do: Chính quyền sau thời kỳ Cộng sản dã không thể đưa ra các chương trình thay thế với tốc dộ đủ để tránh khỏi những bất bình về xã hội khi sự bảo đảm của hệ thống chính quyền cũ không còn nữa.

Con người

Trong một xã hội có khoảng 38,5 triệu dân, Ba Lan ngày nay đã hầu như đồng nhất về mặt dân tộc, với trên 98% là người gốc Ba Lan. Những nhóm dân tộc ít người đông nhất là người Ukraine, Belarus và Đức. Trái lại, trong thời kỳ trước Thế chiến Thứ II có một con số rất lớn những người thuộc các dân tộc ít người: 4,5 triệu người Ukraine, 3 triệu người Do Thái, 1 triệu người Beiarus và 800.000 người Đức. Phần lớn người Do Thái đã bị sát hại trong thời gian người Đức chiếm đóng tại đây vào Thế chiến Thứ II, và nhiều người khác đã di cư ra nước ngoài trong những năm sau đó.

Vào giữa thập kỷ  1970 có gần một nửa trong lực lượng lao động ở Ba Lan là nữ. Đất nước này, giống như những nước đồng minh khác của Liên Xô ở Đông Âu, đã cho nữ giới nhiều cơ hội về giáo dục và việc làm hơn so với hầu hết các quốc gia phương Tây khác. Có nhiều nghề, chẳng hạn như nghề kiến trúc, kỹ thuật và giảng dạy ở đại học, có tỉ lệ phụ nữ cao hơn rất nhiều so với phương Tây. Tuy nhiên trong thời kỳ trước những phụ nữ đi làm việc thường phải cáng đáng một lúc hai công việc nặng nhọc, việc ngoài xã hội và việc trong gia đình, vì những người chồng ,thường không tham gia nhiều vào công việc nội trợ.

Người Ba Lan đã được công nhận và những người dày dạn và quả quyết. Chẳng hạn như khi có những đe dọa từ bên ngoài họ đã nỗ lực thông qua bản hiến pháp bằng văn tự đầu tiên ở châu Âu và thứ hai trên thế giới. Họ phản ứng nhanh trong những cuộc nổi dậy, trong chiến tranh và trong quá trình phục hồi nền dân chủ của đất nước họ. Khả năng để đối phó với tình huống bất kỳ là nét đặc trưng của dân tộc Ba Lan.

Trong thời kỳ trước 1989, cơ cấu gia đình là rất quan trọng. Cha mẹ thường nuôi nấng con cái cho đến khi chúng có thể tự lập, trong khi đó cũng phải cáng đáng cho những cha mẹ già và ông bà của họ. Trong xã hội Ba Lan hiện đại, các gia đình đã trở nên nhỏ hơn, tuy nhiên một dạng gia đình mở rộng vẫn còn khá phổ biến ở đây. Có những người quan trọng mà không phải là người thân thuộc trong gia đình: trong ngôn ngữ hàng ngày của Ba Lan, “anh” hay “ chị” có thể có nghĩa là anh chị họ, và thường thì “ cô”  hay “ chú” có thể là những người bạn của gia đình.

Tiếng Ba Lan, một loại ngôn ngữ Tây Xla-vơ, đã thay thế tiếng Nga như là ngôn ngữ chính thức tại đây. Tuy nhiên tiếng Anh cũng được sử dụng khá rộng rãi. Về mặt tôn giáo, có 96% dân số theo Thiên chúa giáo La Mã, cùng với một số ít người theo đạo Tin lành và Chính thống giáo, và một số ít hơn nữa theo Do Thái giáo.

Kiến trúc

Lịch sử kiến trúc của Ba Lan trước năm 1939 không khác gì mấy so với kiến trúc chung của châu Âu vào thời gian này. Sự khác biệt về truyền thống kiến trúc chỉ bắt dầu từ  sau Thế chiến Thứ II, khi quốc gia này bước vào quỹ đạo ảnh hưởng của Xô Viết trong lúc đang tái thiết lại đất nước sau sự tàn phá của chiến tranh. Cuộc cách mạng tiếp theo của nền kiến trúc Ba Lan chỉ diễn ra sau cuộc chuyển hóa nền dân chủ ở đây vào năm 1989.

 

 

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2132-02-633492956968593750/Van-hoa---Xa-hoi/Xa-hoi.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận