Tài liệu: Các đài thiên văn thời đại đồ đá

Tài liệu
Các đài thiên văn thời đại đồ đá

Nội dung

CÁC ĐÀI THIÊN VĂN THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ

 

Mọi người đều biết là nhiều công trình xây dựng thời cổ định vị theo các phương trời. Nhưng chỉ mới cách đây không lâu các nhà bác học mới chú ý tới các di tích cổ đại mà một trong các chức năng của chúng là quan sát các tinh tú trên bầu trời. Chúng được ngành cổ thiên văn học nghiên cứu một chuyên ngành non trẻ là cầu nối giữa thiên văn học và khảo cổ học. Các công trình được ngành khoa học này khảo sát, thường là các đền thờ nhưng đồng thời được sử dụng làm nơi quan sát Mặt Trời và Mặt Trăng. Các đài thiên văn thời tiền sử thường là các công trình - công cụ (có thể tạm gọi như vậy) của ngành thiên văn chân trời” nghĩa là chỉ quan sát vị trí mọc và lặn  của các tinh tú (lúc đó người ta chưa biết cách đo độ cao của các tinh tủ so với đường chân trời). Các công trình như vậy đã được tìm thấy ở khắp nơi: châu Âu, châu Á châu Mỹ, châu Phi. Nhiều công trình trong số đó có những nét rất giống nhau. Điều đó gợi cho chúng ta nghĩ rằng, con đường phát triển của các quan niệm thiên văn ở các dân tộc khác nhau lại rất gần nhau. Tuy nhiên, cũng không loại trừ ảnh hưởng những tập tục truyền thống rất cổ xưa nhưng có tính phổ quát.

Những người thờ thần Mặt Trời tin rằng để cho Mặt Trời luôn chiếu sáng Trái Đất cần phải biết cầu khấn. Vì thế mới mọc lên các đền miếu - là chốn linh thiêng để con người có thể cầu xin các vị thần trên thượng giới. Không phải ngẫu nhiên mà các đền đài cổ xưa đó thường có bình diện là một hình tròn. Nhưng Mặt Trời không chỉ là một vị thần mà còn là một mốc định vị quan trọng hàng đầu vì thế không phải chỉ có vòng tròn xếp bằng đá là có quan hệ tới nó, mà cả các cột đá thẳng đứng riêng biệt hoặc đống đá được xếp chỉ các hưởng trên đường chân trời cũng có quan hệ với Mặt Trời. Những hòn đá, cột đá, đống đá đó vừa là đồng hồ, vừa là la bàn, vừa là cuốn lịch thời sơ khai.

Các nhà khảo cổ học tìm được tương đối nhiều những công trình bằng đá kiểu như vậy. Chúng được gọi là mê-ga-lit hay cự thạch (mê-ga-lit = các trụ đá lớn, gốc từ tiếng Hi Lạp: megas = lớn, lithos = đá). Chúng lại được chia nhỏ ra thành men-hia, đô-lơmen, crôm-lêch và cái được gọi là các hành lang đá kín – tùy thuộc vào kiểu dáng kiến trúc của chúng. Men-hia (menhir, gốc tiếng Brêtôn nghĩa là “đá cao”) là các cột đá đứng đơn độc cao tới 20m giống như cột đá hay bia đá lớn. Đô-Lơ-men (dolmen, gốc tiếng Brêtôn nghĩa là “đá bàn”) giống như vòm cổng được xếp từ các phiến đá lớn. Crôm-lếch hay đá vòng (cromlech gốc tiếng Brêton nghĩa là “vòng đá tảng”) là một vòng tròn những tảng đá riêng rẽ được xếp thẳng đứng. Đôi khi crôm-lêch có cấu tạo phức tạp hơn - các tảng đá xếp đứng thành từng cặp đôi một hoặc cặp ba và phủ trên chúng là các phiến nằm ngang như là nóc nhà. Ở giữa vòng tròn có thể có một đôlơmen hay menhia.

Những công trình như vậy có thể bắt gặp khá thường xuyên trên lãnh thổ châu Âu. Chúng đặc biệt nhiều ở vùng Capcadơ trên các hòn đảo nước Anh và ở Pháp, trên bán đảo Brơtanhơ. Như vậy ngay từ thời đại đồ đá toàn bộ châu Âu, nơi cư trú của nhiều bộ lạc bà con với nhau, đã có một nền văn hóa tương đối phát triển và các quan niệm tôn giáo giống nhau. Các bộ lạc này đôi khi còn được gọi là những người xây trụ đá.

Một thời gian rất lâu các nhà bác học ngả theo các tác giả La Mã vẫn nghĩ rằng những ngườì xây trụ đá ở Tây Âu là những người Xentơ (Celt) cổ đại một trong những bộ lạc Ấn - Âu tổ tiên của những người Ailen Xcôtlen và Brêtôn (Breton) hiện đại và các mêgalit được  xem là đền thờ của các tu sĩ Xento. Bây giờ người ta đã chứng minh được rằng các công trình đó được dựng lên khá lâu, trước khi những người Ấn-Âu xuất hiện ở châu Âu, và vì thế không thể nói rằng những người Xentơ là những người xây nên những công trình đó. Có lẽ họ chỉ thờ cúng ở các đài thiên văn đá đó mà không biết sử dụng chúng như trường hợp ở Niu Grengiơ.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/358-02-633323732025692500/Thien-van-hoc-thoi-to-tien-cua-chung-ta/Ca...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận