Tài liệu: Các giải nobel về sinh lý học và y học, 1901 - 2005

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

CÁC GIẢI NOBEL VỀ SINH LÝ HỌC VÀ Y HỌC, 1901 - 2005 1901. Emil A.von Behring (1854 - 1917), Bác sĩ người Đức: Đã bào chế và phổ biến cách sử dụng độc
Các giải nobel về sinh lý học và y học, 1901 - 2005

Nội dung

CÁC GIẢI NOBEL VỀ SINH LÝ HỌC VÀ Y HỌC, 1901 - 2005

 

1901. Emil A.von Behring (1854 - 1917), Bác sĩ người Đức: Đã bào chế và phổ biến cách sử dụng độc tố chống bệnh bạch hầu ở trẻ em.

1902. Sir. Ronald Ross (1857 - 1932). Bác sĩ người Anh: Đã phát hiện và nghiên cứu về các loài muỗi Anopheles truyền bệnh sốt rét.

1903. Niels Ryherg Finsen (1860 - 1904), người Đan Mạch: áp dụng tia sáng vào việc điều trị bệnh.

1904. Ivan Petrovits Pavlov (1849 - 1936), người Nga: Đã nghiên cứu và xây dựng học thuyết tương đối hoàn chỉnh về phản xạ có điều kiện của hệ thần kinh cao cấp ở người. Tại Hội nghị Quốc tế lần thứ 15 về sinh lý học được suy tôn là “nhà sinh lý học số một của thế giới”.

1905. Robert Koch (1843 - 1910), Bác sĩ và nhà vi trùng học người Đức: Đã phát hiện và nghiên cứu vi trùng Koch gây ra bệnh lao.

1906. Camillo Golgi (1844 - 1926), người Italia và Santiago Ramon Y Cajal (1852 - 1934), người Tây Ban Nha: Đã có công nghiên cứu cấu tạo và sinh mô học của hệ thần kinh.

1907. Ch.L.Alphonse Laveran (1845 - 1922), người Pháp: Đã phát minh và nghiên cứu vòng đời bào tử trùng gây bệnh sốt rét.

1908. Paul Ehrlich (1854 - 1915), nhà vi khuẩn học người Đức và IIia Metsnikov (1845 - 1916), nhà sinh học và sinh lý học người Nga, định cư ở Pháp: Đã có công nghiên cứu sinh học vi trùng - vi khuẩn và phát hiện hiện tượng miễn dịch nhờ cơ chế thực bào.

1909. Theodor Emil Kocher (1841 - 1917), người Thụy Sĩ. Nghiên cứu sinh lý học tuyến giáp và giải phẫu bệnh bướu cổ.

1910. Albrecht Kossél (1853 - 1927), người Đức: Đã thuỷ phân và xác định Axit nucleic gồm các gốc đường, các Axit phốtphoric và 4 gốc bazơ chứa Nitơ thuộc 2 nhóm Purimidin và Purin. Có hai loại Axit nucleic và ADN và ARN.

1911. All var Gullstrand (1862 - 1930), người Thụy Điển: Nghiên cứu về sinh lý học của mắt.

1912. Alexis Carrel (1873 - 1944), nhà sinh học và giải phẫu Pháp: Đã nghiên cứu cấy ghép bộ phận và giữ được một quả tim phôi già tách rời khỏi cơ thể sống trong nhiều năm.

1913. Charles Richet (1850 - 1935), người Pháp: Miễn dịch học (immunologie), (nghiên cứu về Anaphylaxie).

1914. Robert Bárány (1876 - 1936), người Áo: Nghiên cứu về Sinh lý học và các bệnh về tai.

1915 - 1916  - 1917 – 1918. Không xét thưởng do Chiến tranh thế giới lần thứ nhất xảy ra.

1919. Jules Bordet (1870 - 1961), người Bỉ: Miễn dịch học (tìm ra vi trùng bệnh ho gà).

1920. August Krogh (1874 - 1949), người Đan Mạch: Đã nghiên cứu cơ chế hô hấp các mô và cơ chế hệ tuần hoàn.

1921. Không xét tặng.

1922. Archibald Vivian Hill ( 1886 - 1977), người Anh và Otto Meyerhof (1884 - 1951), người Đức.

Hai ông đã góp phần xác định các enzim tham gia quá trình oxy hoá Axit lactic và Tricacboxylic trong chu trình Krép.

1923. Fredenck Grant Banting (1891 - 1941) và John James Rikard Macleod (1876 - 1935). Cả hai đều là Bác sĩ người Canađa và Scotland đã phát hiện và nghiên cứu ra chất insulin, một hoóc môn của tuyến tụy, điều tiết sự chuyển hoá của đường.

1924. Willem Finthoven (1860 - 1927), người Hà Lan: Đã chế tạo phát minh ra máy đo điện cực nhậy, để đo các dòng điện sinh học trong cơ thể (giao động ký âm cực).

1925. Không xét tặng.

1926. Johannes Flbiger (1867 - 1928), người Đan Mạch: Nghiên cứu về ung thư thực nghiệm.

1927. Julius Wagner - Jauregg (1857 - 1940), người Áo: Điều trị bệnh tật toàn thân.

1928. Charles Nicolle (1866 - 1936), người Pháp: Dịch tễ học bệnh sốt chấy rận.

1929. Christiaan Eijkman (1858 - 1930), người Hà Lan và Sir Frederick Gowland Hopkins (1861 - 1947), người Anh. Hai ông đã phát minh ra vai trò các Vitamin, và nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh thiếu Vitamin trong thức ăn, cũng như việc bổ sung các chất có nguồn gốc tự nhiên (sữa, nước chiết củ cải nấm men...) vào các khẩu phần thức ăn.

1930. Kall Landsteiner (1868 - 1943), người Mỹ: Phát minh ra các nhóm máu và nghiên cứu sự truyền máu an toàn ở người.

1931. Otto Heinnch Warburg (1883 - 1970), người Đức: Đã nghiên cứu hô hấp nội bào và phát minh chế tạo ra thiết bị nghiên cứu hô hấp của các mô và sinh vật nhỏ.

1932. Sir Charles Scott Sherrington (1857 - 1952), người Anh; Sir Edgar Douglels Adrian (1889 - 1977), người Mỹ: Đã phát minh ra cơ chế hoạt động bên trong và chức năng của não.

1933. Thomas Hunt Morgan (1866 - 1945), nhà động vật học Mỹ: Đã phát minh ra cơ chế di truyền qua các nhiễm sắc thể trên ruồi giấm.

1934. Geolge Hoyt Whipple (1878 - 1976); Goerge Richards Minot (1885 - 1950) và William Parry Murphy (1892 – 1950) người Mỹ: Nghiên cứu bệnh thiếu máu ác tính.

1935. Hans Spemann (1869 - 1941), người Đức: Cơ cấu tiến hóa của sinh vật.

1936. Sir Henry Hallett Dale (1875 -  1968) người Anh và Otto Loewi (1813 - 1961), người Áo, gốc Đức. Hai ông đã phát minh ra các chất môi giới hoá học thần kinh - cơ trên các quả tim tách rời khỏi cơ thể.

1937. Albert Szent Gyorgyi von Nagyrapolt (1893 - ), Người Hongrie, đã nghiên cứu sinh lý sinh hóa của hiện tượng co cơ ở động vật, chủ yếu là co tim. Được giải Nobel do phát minh ra thành phần và chức năng của vitamin C.

1938. Corneille Heymans (1892 - 1968), người Bỉ: Điều hoà các chức năng tim mạch.

1939. Gehrard Domagk (1895 - 1964), người Đức: Phát minh hoạt tính chống chống vi trùng của các Sulfamide.

1940 - 1941 - 1942. Không xét tặng do chiến tranh Thế giới lần Thứ hai.

1943. Henrik Dam (1995 - 1975), người Đan Mạch và Edward Adelbert Doisy (1893 - ), người Mỹ. Hai ông đã phát minh ra vitamin K vào năm 1929 và nghiên cứu sâu về Vitamin K1, mở đầu cho việc tìm hiểu Vitamin K2 và Vitamin K3 sau này.

            1944. Joseph Elianger (1874 - 1965) và Herbert Spencer Gasser (1888 - 1963), người Mỹ: Đã phát minh ra điện sinh lý thần kinh bằng giao động kế âm cực.

1945. Sir Alexander Fleming (1881 - 1955) và Ernst Boris Chain (1906 - 1979), Sir Howard  Walter Florey (1898 - 1968), người Anh. Các ông đã phát hiện ra tác động kiềm chế của nấm Penicillinum trên nhiều vi khuẩn gây bệnh và chế tạo đại trà thuốc Penicilin.

1946. Hermann Joseph Muller (1890 - 1967), người Mỹ gốc Đức, đã nghiên cứu sâu cơ chế sinh lý các giác quan và một số quy luật hoạt động của giác quan.

1947. Carl Ferdinand Cori (1896 - 1984) và Getrty Theresa Cori (1896 - 1957), người Mỹ gốc Áo; Cùng ông Bernardo Alberto Houssay (1887 - 1971) người Arghentina. Đã nghiên cứu và viết nhiều giáo trình Đại học có giá trị về sinh lý người.

1948. Paul Hermann Muller (1899 - 1965), người Thụy Sĩ. Đã phát minh khám phá ra hiện tượng hoá trang, bắt chước của các loài sâu bọ và động vật có xương sống (tự vệ).

1949. Walter Rudolf Hess (1881 - 1973), người Thụy Sĩ và Antonio Caetano de Abreu Freire Egas Moniz (1874 - 1955), người Bồ Đào Nha: Nghiên cứu về các tổn thương của hệ thần kinh; phát minh thuốc điều trị một số chứng loạn tâm thần.

1950. Phip Showalter Hanch (1896 - 1965) và Edward Calvin Kendall (1886 - 1972), người Mỹ cùng Tadeus Reichstein (1897 - ), người Thụy Sĩ, gốc Ba Lan. Các ông đã phát minh ra thành phần hoá học của một số chất hữu cơ.

1951. Max Theiler (1899 - 1972), người Nam Phi: Phát minh thuốc tiêm chủng chống sốt vàng da.

1952. Selman Abraham Waksman (1888 - 1973), người Mỹ, gốc Đức, Nga: Vi sinh học của đất và phát minh streptomycine.

1953. Fritz Albert Lipmann (1899 - 1986), người Mỹ, gốc Đức và ngài Hans Adolf Krebs (1900 - 1981 ), người Anh, gốc Đức: Phát minh ra các chu trình biến đổi chất hữu cơ, đặc biệt là ''chu trình Acid citric”.

1954. John Franklin Enders (1897 - 1985) và Thomas Huckle Weller (1915 - ) cùng ông Frederich Chapman Robbins (1916 - ), người Mỹ: Nghiên cứu vi khuển bệnh bại liệt ở trẻ em.

1955. Axel Hugo Theodor Theorell (1903 - 1982), người Thụy Điển: Nghiên cứu về các Enzym ôxy hoá.

1956. Dickinson W.Richards Jr. (1905 - 1973), người Mỹ và Wemer Frossmann (1904 - 1979), người Đức và ông André Frédénch Coumand (1895 - 1988), người Mỹ, gốc Pháp: Nghiên cứu điều trị bệnh thiểu năng của tim.

1957. Daniel Bovet (1907 - ), dược sĩ người Italia: Nghiên cứu về tổng hợp độc dược.

1958. Joshua Leder Berg (1925 - ) và George Wells Beadie (1903 - ), Edward L.Tatum (1909 - 1975), cả ba ông đều là người Mỹ đã phát minh ra một số cơ chế di truyền, đặc biệt là trên tằm dâu và chứng minh sự tham gia của ADN vào việc vận chuyển các thông tin di truyền. Bằng những thí nghiệm ở chủng đột biến của loài vi nấm Neurospora Crassa, Beadle và Tatum đã đưa ra quy luật nổi tiếng: “Một gen - một Enzym”.

1959. Severo Choa (1905 - ), người Mỹ, gốc Tây Ban Nha và  Althur Komberg (1918 - ), người Mỹ đã phát minh ra một Enzime, đặt tên là DNA polynierade I, tách từ E.Coli, phụ trách sự nhân đôi của DNA.

1960. Sir Franck Farlane Mac Burnet (1899 - 1985), người Australia và Peter Brian Medawar (1915 - ), người Anh. Hai ông đã cùng nghiên cứu kỹ thuật nuôi cấy virus trên phôi gà sống, tạo những dòng virus thuần hoặc lai, chứng minh có hai loài virus gây bệnh bại liệt ở trẻ em và xây dựng học thuyết về tính miễn dịch qua chọn lọc ''clone''.

1961. Georg von Bekesy (1899 - 1972), người Mỹ, gốc Hongrie: Nghiên cứu về thính giác (Audition).

1962. James Dewey Watson (1928 - ), người Mỹ; Francis Harry Compton Crick (1916 - ); Maurice Hugh Frederick Wilkins (1916 - ), người Anh. Các ông đã phát minh và xây dựng mô hình cấu trúc ''sợi xoắn kép'' của chất di truyền ADN.

1963. Sir John Carew Eccles (1902 - ), người Australia; Sir Alan Lloyd Hodgkin (1914  - ) và Sir Andrew Fielding Huxley (1917 - ), người Anh: Đã phát minh ra điện màng của các loài động vật không xương sống (cua, tôm, mực...) có sợi trục nơron “khổng lồ”.

1964. Konrad Bloch (1912 - ), người Mỹ, gốc Đức và Feodor Lynen (1911 - 1979), người Đức.

1965. Francois Jacob (1920 - ) và André Lwoff (1902 - ) cùng ông Jacques Monod (1910 - 1976), người Pháp: Đã phát minh ra cơ chế điều khiển sự tổng hợp protein nhờ các gen trong tế bào.

1966. Charles B.Huggins (1901 - ) và F.Peyton Rous (1879 - 1970), người Mỹ: Đã phát minh ra AND và ARN của các virus gây ung thư ở nhiều loại động vật.

1967. Ragnar Granit (1900 - ), người Mỹ và Haldan Keffer Hartline (1903 - 1983), Geórge Wald (1906 - ), người Mỹ: Sinh lý tế bào cảm nhận của võng mạc.

1968. Robert W.Holley (1922 - ), Har Gobind Khorana (1922 – Mclrsha W.Nirenberg (1927 - ), đều là người Mỹ: Nghiên cứu về mã di truyền.

1969. Max Delbruck (1906 - 1981), người Mỹ, gốc Đức; Alffed D.Hershey (1908 - ); Salvador Luria (1912 - ), người Mỹ đã sử dụng thực khuẩn thể T của vi khuẩn .. coli làm mô hình nghiên cứu cơ chế của hiện tượng di truyền, và hiện tượng tái tổ hợp di truyền góp phần xây dựng cơ sở đầu của di truyền học phân tử.

1970. Sir Bernard (1911 - ), người Anh ; Ulf von Euler (1905 - 1983), người Thụy Điển; Julius Axelrod (1912 - ), người Mỹ. Các ông đã phát minh ra bản chất điện sinh học của luồng thần kinh; sự lan truyền của luồng hưng phấn trên sợi trục của các nơron và qua các điện tiếp hợp xi náp.

1971. Earl Wilbur, Sutherland (1915 - 1974), người Mỹ: Phát minh ra nhiều hoocmon tác động lên các mô – mục tiêu nhờ một loại nucleotid được gọi là ''AMP - vòng'' (Adenosin - mono - Phốt phát chu kỳ).

1972. Gerald M.Edelman (1929 - ) và Rodney Robert Polter (1917 - 1985), người Mỹ, gốc Hà Lan: Cơ cấu của các Anticorps.

1973. Kart von Frisch (1886 - 1982), người Austria và Konrad Lorenz (1903 - 1989), người Áo; Nilolass Tinbergen (1907 - ), người Anh, gốc Hà Lan. Các ông đã phát minh ra các dạng hành vi bản năng của nhiều loài động vật, chủ yếu trên ong và chim.

1974. Albelt Claude (1899 - 1983) và Christian de Duve (1917 - ), người Bỉ; George Fpalade (1912 - ), người Mỹ, gốc Rumani: For contribution to under-standing inner Workings of livingcell.

1975. Howard Martin Temin (1934 - ), người Mỹ; Renato Dulbecco (1914 - ), người Mỹ gốc Italia; David Baltimore (1938 - ), người Mỹ: Công trình nghiên cứu về sinh học phân tử.

1976. Baruch Samuel Blumberg (1925 - ) và Daniel Carleton Gajdusek (1923 - ), người Mỹ: Phát minh nguyên nhân và cơ cấu truyền bá các bệnh truyền nhiễm.

1977. Rosalin S. Yalow (1921 - ), người Mỹ; Roger Guillemin (1924 - ), người Mỹ, gốc Pháp; Andrew V.Schally (1926 - ), người Mỹ, gốc Ba Lan: Nghiên cứu về hormones hypothala miques và về liều lượng phóng xạ miễn dịch học.

1978. Wemer Arber (1929 - ), người Thụy Sĩ; Daniel Nathans (1928 - ) và Hamilton Minh (1931 - ) người Mỹ: Travaux fondamentaux surles enjymes de restriction.

1979. Allan Macleod Cormack (1924 - ), người Mỹ; Godfrey Newbold Hounsreld (1919 - ), người Anh: Phát triển tomographie bằng máy tính.

1980. Baruj Benacerraf (1920 - ), người Mỹ; Jean Dauset (1916 - ), người Pháp; George Davis Snell (1903 - ), người Mỹ. Trong 40 năm, đã nghiên cứu phức hệ gen của các loài thú bởi sự "phù hợp phát triển sinh học" nghĩa là cho phép sự thành công của các thí nghiệm cấy ghép mô và bộ phận.

1981. Roger W.Sperry (1913 - ), người Mỹ; David H.Hubel (1926 - ), người Mỹ, gốc canada; Torsten N.Wiesel (1924 - ), người Mỹ, gốc Thụy Điển: Đã nghiên cứu sâu về hành vi động vật hoang dã, nhất là chim cá.

1982. Sune Bergstrom (1916 - ) và Bengt I.Samuelsson (1934 - ), người Thụy Điển; John R. Vane (1927 - ), người Anh: Phát minh và phân tách đặc điểm các Prostaglandines.

1983. Barbara McClintock (1902 - ), người Mỹ: Các yếu tố di truyền và cơ cấu tế bào của các cơ thể sống.

1984. Niels Kaj Jeme (1912 - ), người Đan Mạch; Georges J.F.Kohler (1946 - ), người Đức; Cesarmilstein (1927 - ), người Anh, quốc tịch Arghentina: Hệ miễn dịch: Các anticorps monoclonaux.

1985. Michael S.Brown (1941 - ), người Mỹ; Joseph L. Goaldstein (1940 - ), người Mỹ: Công trình nghiên cứu về kiểm soát metabolisme (chuyển hoá) du cholestérol.

1986. Stanley Cohen (1922 - ), người Mỹ; Rita Levi Montalcini (1909 - ), người Italia - Mỹ: Phát minh các yếu tố sinh trưởng chủ yếu cho sự phát triển và đời sống của các tế bào thần kinh.

1987. Tonegawa Susumu (1939 - ), người Nhật: Mở ra các hướng mới cho miễn địch di truyền (immunogénétique).

1988. Sir James Black (1924 - ), người Anh; Gertrud B.Elion (1918 - ), người Mỹ; George H.Hitchings (1905 - ), người Mỹ: Phát minh các nguyên lý cơ bản của điều trị dùng thuốc.

1989. J.Michael Bishop (1936 - ?) người Mỹ; Harold E. Varmus (1939 - ?), người Mỹ: Đã cùng nhà bác học người Pháp Dominique Stéhelin phát minh nguồn gốc phân tử của ung thư, cụ thể đã chứng minh rằng gen "Sarc'' là thủ phạm gây ra một số dạng ung thư.

1990. Tiến sỹ Joseph E.Murray và Tiến sĩ E.Donnall Thomas, người Mỹ: for their pioneering work in transplants.

1991. Tiến sỹ Etwin Neher và Tiến sĩ Bert Sakmann, người Đức: for their research, particularly for the development of a technique called patch clamp.

1992. Tiến sĩ Edmond H. Fischer và Tiến sĩ Edwin G. Kerbs người Mỹ.

1993. Richard Robetts (1943), người Anh cư trú ở Hoa Kỳ từ năm 1969, làm việc tại phòng thí nghiệm Gald Spring Harbor, New York, và Philip A.Sharp (1944) trưởng khoa sinh học trường Đại học Massachusetts. Hai ông đã khám phá ra cấu trúc đứt đoạn về gen trong các cơ thể cao cấp.

1994. Acfred Gilman, Martin Rodbel, người Mỹ: phát hiện protein G.

1995. Edward Lewis. người Mỹ, Eric Wies, người Mỹ và Nilsslein Volhard người Đức: nghiên cứu về cơ chế di truyền, tác động vào giai đoạn đầu phát triển của phôi.

1996. Peter C.Doherty Roef M.Zinkernagel (Mỹ): phát minh về đặc tính của tế bào trong việc bảo vệ miễn dịch.

1991. Stanley B.Prucener (Anh): phát hiện Prion, nguyên nhân sinh học mới về nhiễm bệnh.

1998. Robert Furchgott (Mỹ), Louis Ignaro (Mỹ) và Ferid Murad (Mỹ): phát hiện nitric oxyd là một phân tử báo hiệu trong hệ thống tim mạch.

1999. Ginter Blobel (Đức): phát hiện ra chất protêin có tín hiệu nội tại kiểm soát sự vận chuyển và khu trú trong tế bào.

2000. Eric Kandel (Mỹ gốc Áo), Arvid Carlsson (Thuỵ Điển). Paul Greengard (Mỹ): về những phát minh liên quan đến sự truyền dẫn tín hiệu trong hệ thần kinh.

2001. Leland H.Hartwell (Mỹ). Thimothy Hunt (Anh). Paul M.Nurse (Anh). Nghiên cứu để hiểu thấu các quá trình phân chia tế bào nhằm chuẩn đoán và điều trị bệnh ung thư.

2002. Sydney Srenner, John Sulston (Anh) và Robert Horvitz (Mỹ): phát hiện lớn về ảnh hưởng của gen trong hoạt động của các tế bào.

2003. Paul C.Lauterbur (Mỹ) và Peter MansField (Anh): những khám phá liên quan đến hình ảnh cộng hưởng từ, một đột phá trong chuẩn đoán và nghiên cứu y học.

2004. Richard Axel (Mỹ) và Linda Buck (Mỹ): nghiên cứu chức năng khứu giác của người.

2005. Robin Warren (Úc), Barry Marshall (Úc): phát hiện vi khuẩn gây bệnh viêm loét dạ dày.

GS. LÊ QUANG LONG




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/189-02-633390358729712500/Nhung-thanh-tuu-khoa-hoc-cua-loai-Nguoi--d...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận