CÂU CHUYỆN VỀ KÍNH ĐEO MẮT
Các thanh thiếu niên bị cận thị, những người già đều cần đeo kính.
Mắt người giống như một cái máy ảnh tự động. Thuỷ tinh thể trong con mắt giống như một thấu kính lồi đưa chùm ánh sáng từ vật thể tụ lại đúng trên võng mạc. Võng mạc do một nhóm tế bào cảm quang tổ hợp lại mà thành, giống như tấm phim lắp ở đáy máy chụp ảnh. Hình ảnh do ánh sáng gửi đến sẽ kích thích tế bào cảm quang, nhờ thần kinh thị giác, tín hiệu được truyền đến đại não, sinh ra cảm giác nhìn thấy. Tuỳ thuộc vật thể quan sát ở xa hoặc ở gần, các cơ mắt ở quanh thuỷ tinh thề co lại hoặc giãn ra để thay đổi mặt cong và độ dày bảo đảm hình ảnh được xuất hiện đúng trên võng mạc.
Nếu mắt người mắc phải một khuyết tật nào đó, mắt không nhìn rõ vật thể, thì cần phải dùng kính để hiệu chỉnh. Những khuyết tật hay gặp ở mắt người là tật cận thị và viễn thị, được y học gọi chung là hội tụ không đúng. Hại loại tật này là do độ tụ quang của thuỷ tinh thể so với bình thường là quá hoặc không đủ kết quả làm hình ảnh của vật quan sát sẽ hình thành ở trước hoặc sau võng mạc, nên trên võng mạc không nhận được hình ảnh rõ nét của vật thể. Biện pháp khắc phục là dùng thấu kính lõm hoặc thấu kính lồi làm kính đeo mắt để loại bỏ sự tụ quang quá mức của người cận thị hoặc bổ sung độ tụ quang thiếu của người bị viễn thị, làm cho hình ảnh vật quan sát hiện ra rõ nét trên võng mạc.
Ngày nay người ta đã nghiên cứu được nhiều kiểu kính đeo mắt. Trẻ em dùng loại kính có mắt kính dùng phương pháp hóa học để tăng độ bền, khiến cho dù có bị rơi xuống đất, kính cũng không bị vỡ. Lái xe ô tô dùng loại kính có mắt kính màu vàng có mạ một lớp bạc. Với loại kính này, bình thường lái xe vẫn nhìn mọi vật được rõ nét, còn khi gặp ánh sáng mạnh sẽ không gây nhức mắt. Có loại kính có thể dùng cho cả bệnh viễn thị ở người già cho cả bệnh cận thị đó là loại kính đeo mắt thuỷ tinh thể. Đây là loại kính dùng thấu kính là dịch thuỷ tinh thể dựa theo nguyên lý thay đổi điện áp. Có thể dùng một nút bấm điều chỉnh để dùng như kính cận thị hoặc viễn thị tuỳ ý. Lại còn có loại khí có thể đổi màu, khi gặp ánh sáng mạnh thì kính sẽ tự động tối lại, lúc ánh sáng bình thường thì tự động biến thánh không màu. Loại kính đặc biệt nhất là kính đeo mắt màng mỏng, thường gọi là kính áp tròng, loại kính này không cần gọng kính. Kính được dán trực tiếp vào giác mạc. Kính có thể điều chỉnh khuyết tật của mắt. Người dùng kính không bị nước mưa, hơi nước quấy nhiễu cũng không gây cản trở cho các hoạt động thể dục.