Thiên văn
Hỏi: Có thể nhìn Mặt trời bằng mắt thường ở khoảng cách nào?
Đáp: Chỉ cần nhìn một bầu trời đầy sao để thấy rằng các tinh tú đều không lấp lánh tất cả với cường độ như nhau. Ánh sáng đến với chúng ta tùy thuộc vào độ sáng riêng của tinh tú và khoảng cách của nó. Từ thời Cổ đại, Hipparque, người Hy Lạp, đã đưa ra một thang, gọi là độ sáng biểu kiến, để xếp các tinh tú theo độ sáng của chúng. Ông quy độ 1 cho các tinh tú sáng nhất và 6 cho các ngôi ít sáng hơn. Sau đó, kính viễn vọng đã giúp quan sát các ngôi sao không nhìn thấy bằng mắt thường. Phải mở rộng phân loại của Hipparque. Năm 1856, Nolman Pogson, người Anh, đã đưa ra một quan hệ logarit để định lượng độ sáng của một thiên thể. Trong thang độ sáng biểu kiến mới này, con số càng lớn thì độ sáng càng yếu. Mặt trời, có độ sáng biểu kiến -27, sáng hơn 1,6 x 1013 lần so với ngôi sao bé nhất nhìn thấy bằng mắt thường có độ sáng biểu kiến là 6. Cần lưu ý rằng chỉ cần quan sát bầu trời bằng ống nhòm cũng có thể giúp phát hiện các tinh tú có độ sáng biểu kiến 9. Bây giờ hãy tưởng tượng ta rời xa Mặt trời: độ sáng của nó giảm vì là nghịch đảo của bình phương từ khoảng cách của nó đến chúng ta. Mặt trời sẽ có độ 6 nếu ta có thể rời xa khoảng cách trung bình Trái đất - Mặt trời khoảng 4 triệu lần, tức khoảng 63 năm ánh sáng. Khi ấy ta có thể nhìn thấy nó từ Aldébaran (60 năm ánh sáng), ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Ngưu Alpha. Nhưng khoảng cách này vẫn còn nhỏ so với kích thước của thiên hà chúng ta với đường kính là 100.000 năm ánh sáng! Mặt trời của chúng ta thật ra chỉ có thể thấy bằng mắt thường từ một số sao giới hạn (dù sao cũng là 50.000 sao). Bây giờ, nếu chúng ta tính lại bằng cách dựa vào các quan sát mà VLT (Very Large Telescope), loại kính viễn vọng mạnh nhất hiện nay có thể nhìn thấy các sao có độ sáng 30, thì chúng ta có thể thu được khoảng cách là 4 triệu năm ánh sáng. Khi ấy có thể nhìn thấy mặt trời của chúng ta từ thiên hà Andromède cách 3 triệu năm ánh sáng.