Tài liệu: Dinh dưỡng cho môi trường nhiệt độ giá lạnh cần lưu ý những gì?

Tài liệu
Dinh dưỡng cho môi trường nhiệt độ giá lạnh cần lưu ý những gì?

Nội dung

DINH DƯỠNG CHO MÔI TRƯỜNG GIÁ LẠNH CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ?

 

Dinh dưỡng

Môi trường giá lạnh chủ yếu gặp về mùa đông, còn những mùa khác chỉ gặp ở những vùng vĩ độ cao và một số ít trường hợp làm việc ở kho lạnh. Trong môi trường giá lạnh, sự chuyển hóa dinh dưỡng và lượng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể sẽ có sự thay đổi. Cụ thể là:

1) Năng lượng. Trong môi trường giá lạnh, lượng tỏa nhiệt của cơ thể tăng lên. Phụ tải của quần áo phòng lạnh cũng làm cho tiêu hao năng lượng của cơ thể tăng lên, hơn nữa lại còn làm tăng thêm trở lực trong hoạt động. Biên độ gia tăng tiêu hao năng lượng có sự khác nhau bởi các nhân tố như thời gian ngoài trời ngắn dài, nhiệt độ môi trường, độ giữ ấm của quần áo và trọng lượng quần áo,... Nói chung, biên độ gia tăng chuyển hóa cơ bản và chuyển hóa tổng năng lượng lần lượt là 5 - 7% và 5 - 25%.

2) Lipit, cacbohiđrat và protein. Nếu lượng lipit và cacbohiđrat được đưa vào đầy đủ thì sẽ có thể tăng cường được sức chịu giá lạnh của cơ thể. Trong tình trạng có cùng một cơ cấu bữa ăn như nhau, cơ thể bước vào môi trường giá lạnh sẽ tăng cường sự tận dụng lipit. Vì vậy, khi con người đang từ vùng nóng đi vào vùng lạnh hoặc từ mùa thu chuyển sang mùa đông sẽ thích ăn những món ăn có tương đối nhiều mỡ hơn. Cacbohiđrat cũng có thể làm tăng cường khả năng chịu rét của cơ thể, nhưng tác dụng giữa nó với lipit có những đặc điểm riêng: Khi giá lạnh, cacbohiđrat được tận dụng trước tiên và có thể cung cấp năng lượng một cách nhanh chóng, còn lipit thì cung cấp năng lượng trong khoảng thời gian tương đối dài tiếp sau đó. Lượng cung cấp protein trong điều kiện giá lạnh thì chỉ đảm bảo đầy đủ theo tiêu chuẩn dưới nhiệt độ bình thường là được.

3) Canxi. Giá lạnh làm cho hoocmon tuyến thượng thận (adrenalin) tiết ra nhiều lên, sự hưng phấn thần kinh giao cảm và lượng canxi huyết giảm, canxi niệu thải ra nhiều lên. Cho nên cần chú ý cung cấp canxi nhiều hơn cho những người làm việc ở môi trường giá lạnh.

4) Vitamin. Axit ascorbic (C) có thể làm tăng cường khả năng thích ứng với giá lạnh.

Nếu đưa vào một lượng nhiều thì sẽ giảm thiểu được sự hạ thân nhiệt trong môi trường giá lạnh, làm chậm lại những phản ứng gây kích thích quá mức ở tuyến thượng thận, tăng cường tính chịu đựng đối với giá lạnh.

Khi lượng axit ascorbic (C) trong máu đạt tới 1mg/100ml, thì sẽ có thể duy trì được khả năng chịu rét rất tốt. Cho nên, mỗi người mỗi ngày cần cung cấp một lượng axit ascorbic (C) là 70 - 120mg. Ngoài ra, lượng nhu cầu về vitamin A, B1, B2, B6, niacin (B3 hoặc PP), axit panothenic,... cũng đều tăng lên.

Bữa ăn

1) Tăng nguồn cung cấp năng lượng và lipit một cách hợp lí, protein cũng phải được đảm bảo đầy đủ theo tiêu chuẩn lượng cung cấp. Vì vậy cần tăng cường việc cung ứng các loại thịt, trứng và sữa các loại. Ngoài ra, còn phải có đủ rau để đảm bảo cho nhu cầu về axit ascorbic (C), caroten, canxi và kali,... Trong bữa ăn còn cần chú ý cung ứng gan và thịt lợn nạc, để đáp ứng nhu cầu về vitamin A, thiamin (B1) và riboflavin (B2).

2) Cung ứng thức ăn nóng. Trong đường tiêu hóa, quá trình tiêu hóa thức ăn (bao gồm cả tác dụng của các enzim), được tiến hành thích hợp trong điều kiện nhiệt độ gần với nhiệt độ cơ thể, cho nên trong môi trường giá lạnh, nếu ăn thức ăn nguội lạnh sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu hóa, còn ăn thức ăn nóng thì sẽ có lợi cho việc tiêu hóa, hấp thu.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2964-02-633565275360691643/Dinh-duong-trong-dieu-kien-moi-truong-dac...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận