Đời sống
Hỏi: Sau khi ăn no, buồn ngủ bắt nguồn từ đâu?
Đáp: Từ sự tiêu hóa và dự trữ thức ăn của cơ thể chúng ta, là những hoạt động độc quyền về năng lượng. Tiêu hóa bao gồm tiết ra nhiều chất như nước bọt, dịch axit trong dạ dày hoặc các enzym tiêu hoá trong ruột. Thức ăn được hòa trộn và tiến triển trong ống tiêu hóa đòi hỏi nhiều công sức của cơ dạ dày và ruột. Sau hết, việc hấp thụ các chất dinh dưỡng qua thành ruột thường liên quan đến một sự vận chuyển tích cực, rồi dự trữ dưới dạng các triglyxerit (triglyceride - lipit được tạo nên do este hóa glyxerin bằng ba axit béo), glycogen hoặc protein. Toàn bộ các quá trình này có tiêu hao năng lượng: khoảng 10% sự tiêu dùng năng lượng tổng cộng hằng ngày được dành cho đồng hóa thức ăn, là tiêu hao tương đương với một nửa cho hoạt động thể lực trung bình trong cùng thời gian. Sự tiêu dùng năng lượng này gắn liền với ăn uống dựa vào các hoạt động khác, như duy trì hoạt động sinh lý của cơ thể, lại càng hơn thế vì trong khi tiêu hóa, dòng máu được ưu tiên phân bố lại cho các nội tạng.
Sau khi ăn, một hiện tượng khác làm tăng cảm giác mệt mỏi. Dù chúng ta có ăn hay không, đầu buổi chiều tương ứng với một giai đoạn hoạt động sinh lý yếu trong nhịp điệu thức - ngủ ngày đêm của chúng ta. Giai đoạn này kèm theo hạ thấp tần số hô hấp và nhịp tim. Cũng lưu ý rằng một số thực phẩm gây ra trạng thái buồn ngủ rõ hơn. Rượu có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương đã được chứng minh rõ. Loại đường nhanh (hấp thụ) có thể gây buồn ngủ hơn nhiều so với các protein. Tuy nhiên cơ chế có liên quan vẫn chưa được biết rõ.