Tài liệu: Chất dẻo tác dụng với nhiệt như thế nào?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Nói chung là kém, vì những liên kết bên trong và giữa các phân tử đảm bảo sự gắn kết chất dẻo dễ bị gãy khi nhiệt độ tăng.
Chất dẻo tác dụng với nhiệt như thế nào?

Nội dung

Chất dẻo tác dụng với nhiệt như thế nào?

Nói chung là kém, vì những liên kết bên trong và giữa các phân tử đảm bảo sự gắn kết chất dẻo dễ bị gãy khi nhiệt độ tăng. Ví dụ trường hợp chất dẻo vô định hình. Ở nhiệt độ thấp, các mạch ít dịch chuyển. Chúng chằng chịt với nhau và lực giữa các phân tử tham gia vào sự gắn kết hệ thống. Ở trên một nhiệt độ gọi là ''quá độ thủy tinh'', các mạch di chuyển tự do hơn, vì các lực liên kết không còn. Người ta thu được một chất dẻo mềm, trở nên ngày càng lỏng khi nhiệt độ càng ăng. Trên thực tế, vật liệu có biểu hiện như món mì que: khi nóng các sợi mì trượt lên nhau, còn khi nguội chúng chằng chịt với nhau như trong một cuộn len.

Nhiệt độ quá độ thủy tinh rất khác nhau giữa các loại vật liệu và chủ yếu phụ thuộc vào độ dài của các mạch: chúng càng dài thì càng dễ chằng chịt với nhau và nhiệt độ quá độ thủy tinh càng cao. Chẳng hạn, trong khi polyetylen có mật độ thấp dễ uốn nắn ở nhiệt độ xung quanh (nhiệt độ quá độ thuỷ tinh của nó là -1000C) thì polycachonat vẫn cứng ớ nhiệt độ 1500C. Các polyme bán tinh thể còn kháng nhiệt tốt hơn, vì cần đến năng lượng để phá vỡ trật tự của các vùng tinh thể. Do đó, chúng ''chảy'' ở nhiệt độ cao hơn so với phần lớn chất dẻo. Ví dụ, polyeteetexeton (PEEK) nóng chảy ở nhiệt độ kỷ lục là 3700C. Các vật liệu ''nhiệt dẻo'' này có thể mềm đi rồi nguội truớc khi được tạo hình.

Những chất dẻo khác được gọi là ''nhựa đàn hồi kết mạng'' (cao su lưu hóa) và nhiệt cứng'' (nhựa bakelit, nhựa epoxy) có biểu hiện khác nhau. Dưới tác dụng của nhiệt, những liên kết hóa học thường trực được hình thành giữa các mạch polyme, và vật liệu nói chung chỉ là một phân tử. Ví dụ, sự lưu hóa cao su tự nhiên tạo ra các liên kết có lưu huỳnh giữa các mạch polyme của izopren. Khi ấy vật liệu mất độ nhớt. Nó không còn tan chảy được và không thế tái tạo hình.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1869-02-633462088677500000/Chat-deo/Chat-deo-tac-dung-voi-nhiet-nhu-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận