Chế tạo xi măng như thế nào?
Từ xa xưa, những người thợ nề chỉ có trong tay vôi đã được tôi trong lò lấy từ những tảng đá vôi để xây nhà. Cách đây 150 năm, người ta đã phát hiện ra rằng bằng cách trộn đất sét vào những tảng đá vôi này, ngươi ta có thể thu được một loại vật liệu có khả năng cứng nhanh hơn, cả trong nước lẫn trong không khí và người ta gọi đó là xi-măng.
Xi măng là vật liệu chủ yếu trong công nghiệp xây dựng. Người ta có thể đánh giá sự phát triển của một quốc gia qua lượng tiêu thụ xi măng trên một đầu người.
Đây là sự pha trộn của 80% đá vôi và 20% đất sét. Sản xuất bằng phương pháp ẩm là phổ biến nhất. Đầu tiên người ta trộn thành bột nhão rồi nung trong lò để tạo thành “clanh-ke”. Lò nung hình trụ bằng thép phủ đầy đất chịu lửa, có chiều dài trung bình là 200m, chiều rộng từ 7 đến 8m. Được nung bằng than, dầu mazút hay khí nó quay tròn trong một phút. Mỗi ngày nó sản xuất ra gần 3000 tấn. Clanh – ke được tạo thành từ những hạt tròn trịa tiếp đó được trộn với thạch cao tỉ lệ rất ít, với xỉ của những lò cao hay tro bay (được thu nhận trong ống khói của các nhà máy nhiệt điện và làm cho nó có tính dẻo và cứng) sau đó được nghiền ra thành bột mịn. Để vận chuyển, xi măng có thể được đóng gói trong bao giấy chống ẩm chứa 50 kg hoặc không đóng bao mà được chuyển trong những xì-téc (bể chứa) từ 5 đến 40 tấn đã được thau sạch bằng khí, và được trở tới công trường. Xi mang loại này cần được sử dụng thật sớm, không để lâu được.