Chuông lặn là gì?
Chuông lặn là một hộp lớn kín bưng, phần dư của nó được mở dưới nước. Không khí mà nó chứa bên trong khi ta dìm nó xuống theo chiều dọc có cùng áp suất với nước bao quanh. Con người được bảo vệ có thể thở được bình thường, họ có thể làm việc trong nước và không khí, bởi phổi của họ luôn chịu cùng một áp suất.
Để có thể đạt đến các độ sâu lớn, các nhà nghiên cứu và trước hết là các nhà thăm dò dầu mỏ đã hoàn thiện công cụ và phương pháp lặn.
Để sống trong một chuông, thở lặn phải học cách xuống và hơn nữa là phải biết ngoi lên. Cần phải bỏ ra 1 giờ lên bằng ròng rọc hoặc trong nước tự do hoặc trong hộp kín để có được một chuyến du ngoạn 15 phút dưới sâu 85 mét. 10 phút làm việc ở độ sâu 200 mét yêu cầu 8 giờ giảm áp suất từ từ. Và một vài người đã xuống được dưới đáy sâu 350 mét trong vài phút đã phải qua 90 giờ (gần 4 ngày) giảm áp.
Thợ lặn cũng phải biết thích nghi với thành phần không khí mà họ hít thở trong điều kiện áp suất phải chịu đựng. Không khí thường ta hít thở chứa khoảng 20% ôxy và 80% nitơ. Để đảm bảo sự sống cho thợ lặn ở 350 mét độ sâu, thợ lặn phải hít hở loại khí chứa hơn 1,5% ôxy, 2% nitơ và 96,5% hêli một loại khí trơ vô cùng hiếm chỉ tồn tại với ít dấu vết trong khí quyển của chúng ta.