Tài liệu: Chikamatsu Monzaemon (1653 - 1725)

Tài liệu
Chikamatsu Monzaemon (1653 - 1725)

Nội dung

CHIKAMATSU MONZAEMON

(1653 - 1725)

 

Chikamatsu Monzaemon (Chikamátxư Mondaêmôn) tên thật là Xưghimôri Nôbưmôri Sugimori, nhà thơ và nhà soạn kịch suất sắc của Nhật Bản, sinh ra ở Kyoto (Kiôtô) và mất ở Ôzaca.

Nghiệm sinh 73 năm trên cõi đời, Chikamatsu Monzaemon để lại một số thơ haikư và hàng loạt các vở kịch gây được tiếng vang rộng lớn ngay từ đương thời. Giới nghiên cứu Nhật Bản đã chia các sáng tác kịch của ông theo bốn giai đoạn chính:

Giai đoạn đầu (1675-1684), gồm những vở kịch cải biên từ thể nô in đậm phong cách dân gian, đậm chất trữ tình.

Giai đoạn thứ hai (1668-1073), mở đầu với các Caghêkiô, người chiến thắng, bao gồm năm hồi, trong đó triệt để sử dụng hình thức ca kịch cung đình và màu sắc tôn giáo.

Giai đoạn ba (1703-1713), tác giả chuyển sang khai thác những đề tài xã hội và mở đầu bằng vở kịch Tự tử vì tình ở Xônêdaki gồm ba hồi, lấy cốt kịch từ một chuyện có thực. Tiếp theo là vở bi kịch tình yêu Yugiri Aoa nô Narutô gồm ba hồi đã khẳng định vững chắc vị trí tác giả và định hướng khai thác chất liệu kịch từ chính cuộc sống hiện thực.

Giai đoạn bốn gồm thời gian còn lại cuối đời tác giả, đánh đấu bằng vở kịch lịch sử Những cuộc chiến đấu của Côcưênya Caxen gồm ba hồi. Vở kịch lấy đề tài từ lịch sử Trung Quốc nhưng có ý khái quát cao, tạo được nhiều tình huống kịch căng thẳng nên hết sức hấp dẫn. Cuối cùng là vở bi kịch tình yêu xuất sắc Hình phạt của Trời ở Amigim gồm ba hồi được coi là vở bi kịch hay bậc nhất của Nhật Bản cũng như thế giới.

Đóng góp của Chikamatsu Monzaemon không chỉ ở số lượng lớn các vở kịch mà ở chính việc ông đã mạnh dạn thay đổi từ việc dàn dựng các vở dân gian truyền thống hoặc cốt kịch lịch sử chuyển hẳn sang kịch thế tục, kịch hướng về những vấn đề của hiện đại, đương đại. Chính việc thay đổi đề tài và nội dung hiện thực của vở kịch đã yêu cầu một sự cách tân và sáng tạo mới mẻ trong kết cấu, đối thoại và dàn dựng. Việc đưa khán giả Nhật Bản làm quen với các vở kịch nói về cuộc sống đương đại, việc sáng tác các thủ pháp nghệ thuật đủ khả năng diễn đạt được các xung đột trong một hình thức mới mẻ, hấp dẫn chính là thành công lớn của tác giả, có ý nghĩa một cuộc cách mạng đối với sân khấu Nhật Bản. Tác giả Chikamatsu Monzaemon được coi là Shakespeare của Nhật Bản chính là vì thế.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1060-02-633389424038784528/Danh-nhan-van-hoa-va-nhung-nha-van-noi-ti...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận