Tài liệu: Da có phải là vật biểu tượng không?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Da người là một cơ quan nhìn thấy, và vì vậy, là thành phần biểu hiện cơ bản. Nó là chỗ dựa của một số dạng giao tiếp giữa người với ngườivà giữa người với thần linh,
Da có phải là vật biểu tượng không?

Nội dung

Da có phải là vật biểu tượng không?

Da người là một cơ quan nhìn thấy, và vì vậy, là thành phần biểu hiện cơ bản. Nó là chỗ dựa của một số dạng giao tiếp giữa người với ngườivà giữa người với thần linh, nhất là qua các hình xăm, đã có phổ biến từ 40.000 năm nay. Xăm mình có quan hệ với nhiều tôn giáo: đó là biện pháp tọa đàm với thế giới thần thánh, phòng chống cái ác… Nghi lễ này được phân hóa từ cách rạch nông da, tạo ra vết sẹo lõm hoặc lồi, chạm trổ da xẫm, đến cách xăm mình, sử dụng màu nhạt của da nhạt. Rạch da chủ yếu được tiến hành trong các nghi lễ chuyển sang tuổi trưởng thành. Ngày nay xăm mình ở phương Tây thoát khỏi mọi biểu tượng tôn giáo, nhưng tham gia vào ngôn ngữ xã hội. Ngôn ngữ này cũng bao gồm hóa trang, dùng chất thơm, kiểu tóc hoặc làm rám da; nó bắt đầu phát triển trong thế kỷ XX, khi đã chấm dứt là bằng chứng phải tham gia và công việc đồng áng để trở thành nhân chứng của khả năng ''rám nắng'' phải trả cho kỳ nghỉ phơi nắng.

Da còn có vai trò khác cực kỳ quan trọng về mặt bề ngoài: nó là cơ quan đầu tiên cho thấy các dấu hiệu của tuổi già. Vì cùng với tuổi tác, các nguyên bào sợi tổng hợp ít collagen hơn và những sợi đàn hồi ngừng hình thành sau 50 tuổi. Cuộc chiến chống lại tuổi già của da cũng xa xưa như chính các nếp nhăn của nó. Nó đã từng được nêu trong sách cổ viết trên giấy cói Ai Cập!




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1873-02-633462705391562500/Da/Da-co-phai-la-vat-bieu-tuong-khong.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận