Tài liệu: Một núi lửa đã tắt có thể bùng lên không?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Thời kỳ yên nghỉ của một núi lửa có thể rất lâu nhưng không vì thế mà hệ thống ở dưới sâu hoàn toàn không hoạt động.
Một núi lửa đã tắt có thể bùng lên không?

Nội dung

Một núi lửa đã tắt có thể bùng lên không?

Thời kỳ yên nghỉ của một núi lửa có thể rất lâu nhưng không vì thế mà hệ thống ở dưới sâu hoàn toàn không hoạt động. Ví dụ, núi lửa Vésuve đã không phun trong 500 năm, thời gian để con người quên mất bản chất thật sự của ngọn núi này. Nó đã gợi lại ký ức của họ năm 1631, rồi theo nhịp phun trào bảy năm một lần cho tới năm 1944. Từ đó đến nay không có gì nữa. Một ngọn núi lửa có thể hoạt động trong hàng trăm nghìn năm: các đảo Hawaii đã tồn tại từ hơn 200.000 năm, hoạt động ở Santorin từ 600.000 năm nay. Nếu so sánh với 36.000 năm, thì núi Saint Helens trẻ hơn nhiều. Thật ra, nó đã kế tục các núi lửa khác như núi Adams cớ từ 450.000 năm nay. Trên thực tế, người ta thường thấy mọc lên một ngọn núi mới bên cạnh một núi lửa cũ. Vụ bùng nổ của Krakatau năm 1883 đã xóa đi hoàn toàn hòn đảo này ở Indonesia, nhưng hiện nay một khối nón mới, đứa con của Krakatau, đã chiếm cứ miệng núi lửa cũ. Một núi lửa bị tắt hoàn toàn khi nguồn dưới sâu không còn hoạt động nữa. Nếu sự chuyển dời vật chất chấm dứt trên quy mô của toàn bộ hành tinh thì hiện tượng núi lửa có thể sẽ không còn.

Điều đó sẽ không xảy ra trước nhiều tỷ năm. Thời gian đầu, khi nhiệt độ bên trong Trái đất đã đủ giảm đi, thì sự nóng chảy sẽ dừng nhưng các chuyển động bên trong không chấm dứt hoàn toàn, như trường hợp Sao Hỏa hiện nay. Sau đó chúng sẽ dừng, để lại sự xói mòn và bắn phá của thiên thạch tạo hình bề mặt hành tinh, giống như trên Mặt trăng.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1913-02-633464387709531250/Nui-lua/Mot-nui-lua-da-tat-co-the-bung-le...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận