Tài liệu: Vì sao có các kiểu phun trào khác nhau?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Vì tất cả các macma không có cùng cách hoạt động. Theo tỷ lệ nóng chảy và đá lúc đầu,
Vì sao có các kiểu phun trào khác nhau?

Nội dung

Vì sao có các kiểu phun trào khác nhau?

Vì tất cả các macma không có cùng cách hoạt động. Theo tỷ lệ nóng chảy và đá lúc đầu, người ta thấy cả một dãy dung nham trên mặt đất. Chúng đi từ đá bazan ở các sống đại dương, lỏng nhất, tới các riolit (rhyolite - đá núi lứa axit) rất giàu silic và khí, nhớt hơn gấp trăm nghìn lần. Độ nhớt khác nhau này là quan trọng. Một tầng chứa macma lỏng tiến triển trong vài năm và tỏa ra thành các dòng dung nham nhanh, tạo hình các núi lửa đồ sộ thoai thoải. Điển hình là núi lửa Piton de la Foumalse ở Réunion hoặc Kilauea ở Hawaii, là những núi bazan, trưng bình phun trào hai năm một lần từ đầu thế kỷ XX, tống ra các dòng dài hàng kilomet. Ngược lại, phải mất hàng trăm năm để macma nhờt quánh đi vào hoạt động. Macma này nuôi, dưỡng hiện tượng phun trào bùng nổ và là nguồn gốc của các cấu tạo hình nón. Ví dụ, núi Saint Helens đã hoạt động các năm 1980, 1850, 1650, 950, 300; và năm 700, 1500 trước Công nguyên. Hiện tượng phun trào có thể kéo dài 10 năm.

Nhưng giữa hai thái cực này không có mối liên hệ đơn giản nào nối liền một thành phần nào đó với một kiểu phun trào. Nếu độ nhớt của macma là quyệt định, thì hàm lượng khí của nó cũng vậy. Tùy theo kịch bản trong buồng macma và ống dẫn phun, cùng một núi lửa có thể đi từ chế độ này sang chế độ khác, ví dụ macma giàu khí lúc đầu có thể mất khí trong khi dâng lên. Nếu nó vẫn còn nhiều khí vào cuối chặng đường, thì các bọt khi vỡ ra phân mảnh macma và phun lên một tia khí và đá bọt rất mạnh, trong trường hợp ngược lại, thì tia này vẫn ở trạng thái của dòng dung nham. Hơn nữa, tầng chứa không nhất thiết phải đồng nhất, cùng một hiện tầng phun trào có thể xen kẽ các giai đoạn ít nguy hiểm với giai đoạn bùng nổ. Chẳng hạn ở Iceland, núi lửa Hekl a tạo ra một trình tự luôn luôn giống nhau 60 năm một lần: trong 2-3 giờ nó phun ra đá riolit, sau đó là đá bazan trong nhiều ngày. Một số kiểu phun trào tồn tại song song. Đó là trường hợp các vụ nổ kiểu Pline, trong đó các chùm tro và khi phụt ra với tốc độ 100-300 m/giây, và các dòng đá phun. Loại đầu phun ra một hỗn hợp loãng hơn khí quyển và chùm này có thể lên tới độ cao 30 km, sau đó đám mây trải ra ở khí quyển cao và các mảnh macma rồi cũng rơi xuống. Ở loại hai, hổn hợp dày đặc hơn và trút xuống các sườn núi lửa, kéo dài hàng chục kilomet với tốc độ l00 m/giây, triệt phá mọi thứ trên đường đi, như sự phá hủy Herculanum và Pompei khi núi lửa Vésuve (ở đông nam Naples, Italia) phun trào năm 79 sau công nguyên.

Kịch bản phun trào cũng phụ thuộc vào cấu trúc hình học của núi lửa. Hiện tượng phun trào kế tiếp nhau làm biến đổi núi, do đó không bao giờ lặp lại chính xác trong điều kiện tương tự. Ngoài ra, chúng thường khởi phát sau thời kỳ nghỉ dài trong khi hệ macma ở dưới sâu vẫn tiến triền. Một quá trình lâu dài khiến các nhà núi lửa học hiểu được không đầy đủ. Vì vậy mỗi hiện tượng phun trào là kết quả của một quá trình lịch sử lúc nào cũng đặc biệt.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1913-02-633464386004531250/Nui-lua/Vi-sao-co-cac-kieu-phun-trao-khac...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận