Tài liệu: Vì sao núi lửa đi vào hoạt động?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Nói chung, đó là do tầng chứa chịu áp suất phát động sự phun trào: buồng macma phồng lên cho tới khi thành của nó bị vỡ và sự mất điều áp bất chợt làm phọt ra một hỗn hợp chất lỏng và khí.
Vì sao núi lửa đi vào hoạt động?

Nội dung

Vì sao núi lửa đi vào hoạt động?

Nói chung, đó là do tầng chứa chịu áp suất phát động sự phun trào: buồng macma phồng lên cho tới khi thành của nó bị vỡ và sự mất điều áp bất chợt làm phọt ra một hỗn hợp chất lỏng và khí. Áp suất tăng chỉ gắn liền với macma mới lọt vào buồng, hoặc với sự tiến triển của macma đã có ở đó. Trên thực tế, lúc đầu macma chứa các thành phần bay hơi - nước, CO2, SO2 - nhưng khi nguội đi nó bắt đầu kết tinh. Khi ấy chất lỏng còn lại trở nên ngày càng giàu các chất bay hơi. Nếu nó qua ngưỡng của độ hòa tan, thì các thành phần này biến thành bọt khí. Macma mới này ít rắn đặc hơn, nở ra và gây áp suất ngày càng mạnh lên thành cho tới khi làm thành bị vỡ! Từ lúc đó, không gì ngăn được sự phun trào. Có thể có những hiện tượng khác xen vào, nhưng rất khó biết đó là nguyên nhân hay hậu quả. Chẳng hạn, cả một vạt núi lửa sụt, như trường hợp núi Saint Helens (núi lửa hoạt động ở tây bắc nước Mỹ) phun trào, thì hiện tượng này có thể gây phun trào hay nó là hậu quả của cấu tạo bị mất ổn định do macma dâng lên gây ra? Vấn đề tương tự cũng được đặt ra với nước: nước ngấm vào là chính hay khi macma dâng lên đã tiếp xúc với nước có ở tầng đá trên mặt? Dù trả lời cho những câu hỏi này như thế nào đi nữa, thì những cơ chế đó chỉ có thể có vai trò thứ yếu. Trong bất cứ trường hợp nào, macma cũng phải đủ ở gần bề mặt và được tách ra từ nguồn ở dưới sâu.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1913-02-633464384571093750/Nui-lua/Vi-sao-nui-lua-di-vao-hoat-dong.h...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận