Tài liệu: Núi lửa có ảnh hưởng đến khí hậu không?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Chắc chắn. Nhưng không phải hoạt động phun trào nào cũng ảnh hưởng.
Núi lửa có ảnh hưởng đến khí hậu không?

Nội dung

Núi lửa có ảnh hưởng đến khí hậu không?

Chắc chắn. Nhưng không phải hoạt động phun trào nào cũng ảnh hưởng. Chỉ có những hoạt động phun một chùm lên khí quyển ở độ cao hơn 10 km và đủ làm thay đổi số hấp thụ bức xạ mặt trời trong một thời gian dài. Ngoài ra, chúng cũng phải ở đúng chỗ về mặt địa lý, vì gió ở quyển bình lưu không có tốc độ giống nhau ở mọi nơi. Hiện tượng phun trào ở vĩ độ cao có thể không nhận thấy trên quy mô toàn cầu. Ví dụ, hoạt động phun trào lớn nhất trong thế kỷ XX ở thung lũng có ''muôn vàn dặm khói'' tại Alaska, xảy ra năm 1912, đã không gây ảnh hưởng. Ngược lại, hoạt động của Pinatubo ở Philippines năm 1991 đã làm hạ nhiệt độ trung bình tới 0,5 độ ở Bắc bán cầu! Đây là sự hạ nhiệt quan trọng nhất đã đo được. Hơn nữa, những số đo này là bằng chứng cuối cùng về vai trò khí hậu của núi lửa. Hiện nay, việc giám sát chúng thuộc về nhiều công cụ phân tích khí hậu.

Trái với điều dễ tin, không phải tro thải ra là nguồn gốc làm lạnh. Đương nhiên, hậu quả của chúng là lớn, vì chúng nhấn cả vùng vào bóng tối, nhưng hiện tượng này mang tính địa phương và không kéo dài lằm. Tác nhân quan trọng nhất là SO2 được phun vào khí quyển. Khi kết hợp với hơi nước, nó tạo thành xon khí lưu huỳnh. Những xon khí này hấp thụ tia mặt trời và trả lại vào không gian. Lượng xon khí càng nhiều thì khí hậu càng lạnh. Đó là trường hợp năm 1815, khi núi lửa Tambora ở Indonesia phun trào mạnh nhất trong hai thế kỷ vừa qua. Kế tiếp thêm vào hàng loạt sự phun trào mạnh trên thế giới, nó đã làm đảo lộn khí hậu trên toàn bộ hành tinh đến mức năm 1816 được gọi là ''năm không có mùa hè”.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1913-02-633464390157187500/Nui-lua/Nui-lua-co-anh-huong-den-khi-hau-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận