Tài liệu: Dinh dưỡng cho khi bay cần lưu ý những gì?

Tài liệu
Dinh dưỡng cho khi bay cần lưu ý những gì?

Nội dung

DINH DƯỠNG CHO KHI BAY CẦN  LƯU Ý NHỮNG GÌ?

 

Dinh dưỡng

Dinh dưỡng cho những người trên máy bay khi đang bay trong tầng khí quyển. Độ cao khi bay của các máy bay không giống nhau. Máy bay dùng trong nông nghiệp bay siêu thấp, chỉ cao 1,5 - 3m, còn độ cao bay của máy bay chở khách siêu tốc quốc tế lên tới trên 20km. Phạm vi và hoạt động bình thường của máy bay hiện đại là tầng đối lưu và tầng bình lưu của khí quyển. Giữa môi trường bay trên cao và môi trường vùng cao vừa có những điểm tương tự lại vừa có những điểm khác biệt rất lớn. Điểm tương tự giữa 2 loại là cả hai đều có các nhân tố như khí áp thấp thiếu oxy; còn điểm khác nhau là môi trường bay trên cao phức tạp hơn nhiều so với môi trường vùng cao. Khi bay trên cao, con người ở trong các khoang nửa đóng kín hoặc đóng kín, có sự điều tiết không khí và khí áp, nhân tố môi trường tiếp xúc, ngoài khí áp thấp thiếu không khí ra, còn có các nhân tố hóa lí và nhân tố tâm lí như tiếng ồn, chấn động, tăng tốc độ, không khí ô nhiễm, sự thay đổi về nhiệt độ cao thấp, nhịp điệu ngày, thành thần căng thẳng với độ cao,... Tất cả gây ảnh hưởng tổng hợp đối với sự chuyển hóa dinh dưỡng.

Ảnh hưởng của nhân tố môi trường khi bay trên cao đối với sự chuyển hóa dinh dưỡng.

1) Chuyển hóa năng lượng. Cường độ phụ tải thể lực của lao động bay không lớn. Các nhân tố như oxy thấp tăng tốc độ chấn động, tinh thần căng thẳng,... tuy có thể làm cho sự chuyển hóa năng lượng tăng lên, nhưng ảnh hưởng của nó chỉ là tương đối và mang tính nhất thời. Vì vậy, trong tình trạng bình thường, ảnh hưởng của môi trường bay đối với tổng tiêu hao năng lượng trong 24 tiếng ở cơ thể người không lớn, thường chỉ tương đương với mức tiêu hao với cường độ lao động thể lực loại vừa.

2) Chức năng tiêu hoá. Các nhân tố tổng hợp của môi trường bay sẽ dẫn đến sự giảm thiểu bài tiết nước bọt, dịch vị, mật, dịch vị; giảm thời gian loại thải của dạ dày kéo dài, vị giác thay đổi. Bay đường dài trong các chuyến bay quốc tế sẽ làm giảm sự thèm ăn, đường ruột tiêu hóa kém, rối loạn chức năng chuyển hóa cao thay đổi nhịp điệu ngày vì chênh lệch múi giờ. Ruột bị đầy hơi trên cao là vấn đề nổi trội trong khi bay trên cao. Trong đường ruột dạ dày thường có khoảng 1000ml hơi, phần lớn là không khí được nuốt vào cùng với thức ăn và nước bọt, còn một bộ phận nhỏ là do thức ăn bị phân hủy sinh ra. Trong quá trình máy bay bay lên cao, do vận tốc giảm tương đối nhanh vì áp lực khí trong môi trường hạ, mà làm cho hơi tích lưu trong đường ruột dạ dày bị đầy trướng lên, khi hơi chưa được thải ra kịp, sẽ gây đầy và đau bụng. Thường trong khoang ngồi đóng kín hoặc nửa đóng kín, khi lên tới độ cao 10.000 in, thể tích hơi trong đường ruột dạ dày tăng khoảng 3,3 lần so với trước đó nên sẽ làm cho người cảm thấy trướng bụng rõ rệt.

3) Chuyển hóa protein và lipit. Trong khi đang bay, quá trình chuyển hóa protein và lipit sẽ phát sinh một vài thay đổi như trong ngày bay có thể đo được hàm lượng chất chứa nitơ, thể xeton, cholesterol, lipin, β – lipoprotein trong máu của người bay tăng lên. Có ý kiến cho rằng khi tinh thần căng thẳng, sự thay đổi về chuyển hóa hoocmon sterol có liên quan tới lượng cholesterol trong máu tăng cao. Do chức năng tiêu hóa yếu đi nên việc hấp thu protein và lipit bị ảnh hưởng.

4) Chuyển hóa vitamin. Lượng tiêu hao vitamin trong thời gian bay tăng lên, thực nghiệm cho thấy, ở các nhân viên bay máy bay siêu tốc, trong 24 tiếng của ngày bay, lượng thải thiamin (B1), riboflavin (B2), niacin (B3 hoặc PP) và axit ascorbic (C) thấp hơn so với ngày không bay rất rõ, chứng tỏ rằng trong quá trình bay, lượng tiêu hao loại vitamin tan trong nước gia tăng.

Vitamin B6 có liên quan tới tính mẫn cảm của cơ quan tiền đình, khi bị thiếu sẽ dẫn đến tính mẫn cảm ở tiền đình tăng cao, và kéo dài cảm giác quay cuồng, uống vitamin B6 và ATP điều chỉnh được những ảnh hưởng này.

Bổ sung một lượng nhất định vitamin các loại cho các nhân viên bay thì sẽ có thể đẩy nhanh được sự thích ứng của cơ thể đối với không trung, cải thiện được cơ năng sinh lí của cơ thể, giảm bớt mệt mỏi và nâng cao sức chịu đựng khi bay.

5) Chuyển hóa chất khoáng. Bay trên cao trong thời gian dài, thiếu oxy và tinh thần căng thăng sẽ làm cho lượng kali trong máu và nước tiểu cao lên, còn hàm lượng natri thì thấp xuống.

Lượng cung cấp dinh dưỡng cho người đi máy bay

Tiêu chuẩn lượng cung cấp chất dinh dưỡng cho mỗi nhân viên bay ở Trung Quốc, mỗi ngày là: năng lượng 12,97 - 15,06MJ (3100 - 3600kcal); việc phân phối 3 loại chất dinh dưỡng lớn bình thường là protein 12 - 14%, lipit 20 – 25%, cacbohiđrat 60 - 65%. Lượng cung cấp sucroza không nên vượt quá 10% tổng năng lượng, hàm lượng cholesterol trong thức ăn không nên vượt quá 500mg. Ngoài ra, còn cần cung cấp vitamin A là 1500 - 3000μg đương lượng retinol, rong đó ít nhất 1/3 được lấy ở thức ăn từ động vật, thiamin (B1) 2 - 3mg, riboflavin (B2) 2mg, niacin (B3 hoặc PP) 20mg, axit ascorbic (C) 100 - 150mg, vitamin B6 2 -3mg, canxi 800mg, photpho 1200mg, sắt 15mg.

Nguyên tắc cơ bản của bữa ăn

Cần tiến hành lựa chọn thức ăn cho mức năng lượng và chất dinh dưỡng phù hợp với tiêu chuẩn về lượng cung cấp phù hợp về năng lượng và chất dinh dưỡng, chủng loại thức ăn của ngày không bay cần đa dạng một ngày ăn 3 bữa. Một bữa ăn trước khi bay thậm chí cả các bữa của ngày hôm trước đòi hỏi phải có thức ăn chất lượng cao, thể tích nhỏ, giá trị dinh dưỡng cao chứa ít chất xơ, dễ tiêu, khẩu vị tươi ngon. Nấu nướng cần thiên về luộc, hầm, ít dùng cách rán nướng, Một ngày ăn 4 bữa. Thời gian ăn nên trước khi bay 1 - 2 tiếng, tránh bay ngay sau khi ăn. Vì sau khi ăn no, máu sẽ tập trung ở đường tiêu hóa, nếu bay ngay sẽ làm cho mệt mỏi, buồn ngủ, giảm hiệu suất bay và khả năng bay; bay ngay sau khi ăn còn có thể do những thay đổi về điều kiện môi trường mà ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn. Bay khi bụng đói lại càng không nên. Bụng đói là chỉ chưa ăn bữa sáng đã bay ngay, hoặc trong khi bay khoảng thời gian cách bữa ăn trước là trên 4 - 5 tiếng. Bụng đói sẽ dẫn đến các phản ứng hạ đường huyết như toàn thân mệt mỏi, ra mồ hôi trộm, mặt mày nhợt nhạt, tim đập nhanh,... ảnh hưởng đến sự an toàn. Ngoài ra, trong khi bay còn nên ăn nhiều đường cho đỡ đói, vì đưa vào nhiều đường sẽ làm cho mức đường huyết tăng lên nhanh, sản sinh ra được nhiều insulin còn ngược lại thì sẽ gây hạ đường huyết.

Bữa ăn

Bữa ăn bay trên cao

Bữa ăn trước khi bay cao trên 8000m. Trọng điểm của việc bố trí bữa ăn là phòng ngừa ruột dạ dày bị đầy hơi do lên cao nhanh, áp lực không khí xung quanh hạ xuống đột ngột gây nên.

Trong một bữa ăn trước khi bay và bữa tối của ngày hôm trước đều không nên ăn các loại thức ăn và đồ uống khó tiêu, có nhiều chất xơ, dễ sinh hơi, như thịt mỡ, thức ăn quay rán, lương thực hoa màu, rau hẹ, cải củ, giá đỗ, rau cần, đậu khô, các loại đậu, nước giải khát có ga,...

Ăn một ít tỏi, hương hồi,... sẽ giúp cho việc hạn chế sự sinh hơi. Dùng khoảng 10g tỏi trong bữa ăn sẽ hạn chế được nhũ trấp trong đường ruột lên men đồng thời còn có tác dụng kích thích nhu động ruột và tiết dịch tiêu hóa. Khi bố trí bữa ăn nên có thêm canh, đồ uống nước quả ép ngon ngọt, khi nấu nướng các thức ăn chính phụ nên dùng một số đồ gia vị để tăng cường hứng thú ăn, nâng cao được chức năng tiêu hóa. Trong tình hình bình thường, thời gian ăn uống phải để cho thoải mái một chút, có thời gian nhai chậm nuốt kĩ, tránh không bị nghẹn đem theo hơi vào đường ruột.

Bữa ăn bay đêm

Bay đêm thị giác căng thẳng, nhịp điệu ngày bị xáo trộn, dễ dẫn đến mệt mỏi, chán ăn và sức chịu đựng khi bay giảm. Khi bố trí bữa ăn đòi hỏi phải có nhiều cacbohiđrat, protein chất lượng cao và vitamin phong phú để giữ cho thị lực được tốt trong bóng tối. Các thức ăn chính phụ phải hợp khẩu vị tươi ngon, dễ tiêu. Vitamin A là nguyên liệu của retinol, tất cả các retinol đều do caroten và các loại protein khác nhau cấu tạo thành; thiamin (B1), riboflavin (B2), niacin (B3 hoặc PP) và axit ascorbic (C) cũng có liên quan tới sự biến đổi quang hoa của võng mạc mắt, vì vậy bổ sung nhiều loại vitamin sẽ có tác dụng nâng cao thị lực vào ban đêm.


Lượng đường huyết thấp sẽ làm hạ thấp thị lực ban đêm, gây mệt mỏi, vì vậy, khi bay đêm phải đặc biệt chú ý ăn cho đúng giờ, tránh để bị đói. Ngoài ra, thiếu oxy cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thị lực ban đêm, cho nên người bay đêm từ khi cất cánh khỏi mặt đất hoặc khi đang ở độ cao 2000m là phải bắt đầu sử dụng oxy.

Nếu bay đêm quá 4 tiếng thì khi quay trở về mặt đất phải ăn thêm, nhưng nên ăn thức ăn loãng cho dễ tiêu.

Bữa ăn bay thời gian dài

Bữa ăn cho thời gian bay trên 4 tiếng. Trong khi bay thời gian dài, cơ thể phải chịu ảnh hưởng khá lớn của các nhân tố môi trường xấu trên không. Để giữ cho hoạt động thần kinh cao cấp được bình thường và chức năng của các cơ quan trong cơ thể được tốt, giảm bớt mệt nhọc, tránh bị hạ đường huyết và mất nước thì trọng điểm của việc đảm bảo dinh dưỡng là dựa trên cơ sở của yêu cầu cơ bản về bữa ăn và dinh dưỡng khi bay mà kịp thời cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và nước.

Trong tình huống khi bay không cần phải sử dụng mặt nạ oxy cá nhân, cần ăn sau khi cất cánh được 3 tiếng, nên ăn bánh mì, bánh ngọt, thịt và trái cây có ít xơ. Thời gian bay nếu vượt quá 8 - 10 tiếng thì tốt nhất nên chuẩn bị bữa ăn nóng. Ngoài việc ăn ra, để phòng ngừa mất nước, trước khi cất cánh phải uống đủ nước, khi bay phải mang theo đủ nước, lượng nước được tính cứ bay 1 tiếng không dưới 100ml. Trong thời gian bay tránh uống các loại nước làm mất nước như thuốc lợi tiểu. Trong tình huống bay trên cao, liên tục phải sử dụng mặt nạ oxy cá nhân thì phải ăn một mẩu lương khô nhỏ cùng các thức ăn lỏng, loãng đã chế sẵn, khi ăn, nới mặt nạ cho lỏng ra, rồi cho thức ăn vào miệng thật nhanh, khi nhai, ép chặt mặt nạ vào để tránh bị rò khí, khi bay thời gian dài ở độ cao trên 12000m, do trong khoang ngồi áp lực thấp nhân viên bay không được rời mặt nạ oxy một phút nào nên buộc phải sử dụng các dụng cụ đặc biệt để ăn uống. Hiện nay, sản phẩm hàng không như phomat, nước ép thịt rau cô, tuýp gạo xúp thịt, trà hạnh nhân,... đều ở dạng loãng lỏng, được đóng hộp hoặc tuýp. Mỗi lần mang theo 2 - 4 tuýp là có thể có mức năng lượng 2,9 - 5,9MJ (700 - 1400kcal), có thể thỏa mãn được nhu cầu bay 4 - 8 tiếng.

Những thứ cần kiêng dùng khi bay

Chủ yếu chỉ việc cấm rượu và kiêng rượu. Cồn sẽ làm ức chế oxy hóa tế bào, khiến cho các tổ chức không thể được sử dụng oxy một cách đầy đủ. Vì vậy, trong tình trạng thiếu oxy trên không, cồn lại càng gây ảnh hưởng nặng hơn đối với cơ thể. Cồn được hấp thu nhanh chóng trong dạ dày, sau khi uống rượu 1 tiếng, nồng độ cồn trong máu sẽ đạt tới đỉnh cao nhất. Chúng có tác dụng ức chế rõ đối với hệ thần kinh trung khu, có thể làm cho cảm giác bị trì độn, giảm khả năng bay, ngoài ra còn làm thu nhỏ tầm nhìn, giảm thị lực ban đêm.

Hút thuốc lá có ảnh hưởng tiềm tàng đối với sự an toàn bay. Qua đó kiểm tra những người 1 ngày hút 3 điếu thuốc thơm hoặc 1 điếu xì gà thì chỉ có thể chịu đựng được ở độ cao bay là 2400m. Các thành phần độc hại trong khói thuốc chủ yếu là cacbon oxit (carbon monoxyde), xianua (cyanide), nieotin (nieotine). Áp lực của cacbon oxit đối với hemoglobin lớn gấp 210 lần oxy. Nếu mỗi ngày hút 1,5 bao thuốc lá thì khoảng 10% hemoglobin trong cơ thể sẽ bị kết hợp với cacbon oxit, làm mất đi chức năng sinh lí mang và vận chuyển oxy. Trong môi trường thiếu oxy trên không dù có tồn tại một lượng nhỏ cacbon oxit, thì cũng sẽ ảnh hưởng làm thiếu oxy nặng thêm, đồng thời làm giảm thị lực ban đêm. Thường quy định những nhân viên bay trong vòng 10 tiếng, cả trước khi bay và trong khi bay đều cấm không được hút thuốc. Nhưng có ý kiến lại cho rằng thời gian cacbon oxit bám dính trên màng hồng cầu dài nhất có thể đến vài ngày hoặc vài lần nên cho dù trong vòng 10 tiếng trước khi bay không hút thuốc thì cũng không thể loại thải được hết lượng cacbon oxit còn sót lại do hút thuốc trước đó vài ngày. Vì vậy, tốt nhất là các nhân viên bay hoàn toàn không được hút thuốc.

Cung cấp nước cứu nạn khi bay

Biện pháp cung cấp nước ngọt cho những người buộc phải nhảy dù, đổ bộ xuống mặt biển, sa mạc hoặc những nơi hoang vắng để duy trì sự sống. Nước là chất dinh dưỡng chủ yếu cấu thành tế bào và điều hòa cơ năng sinh lí. Con người ta có thể nhịn ăn tới 20- 30 ngày, nhưng lại không thể nhịn uống được trong vài ngày.

Cơ thể bị mất nước nếu lượng nước mất đi chiếm tới 15 - 25% trọng lượng cơ thể thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Phương pháp cung cấp nước cứu nạn có mang theo các hộp chứa nước, túi nilon đựng nước, dụng cụ chưng cất nước mặt trời và việc tách muối nước biển. Gặp khi trời mưa còn nên tận dụng bằng mọi cách để hứng nước, sau khi đã bổ sung đủ thì cất giữ để dành. Thành phần chủ yếu của viên tách muối nước biển là chất giao hoán ion được dùng khi gặp nạn trên biển, mỗi viên sẽ làm cho 500ml nước biển biến thành nước ngọt. Nếu trên máy bay, trong mỗi bao cấp cứu có chứa 4 viên thì có thể dùng được trong 2 ngày. Khi hạ xuống mặt biển, ven biển hoặc những nơi có nguồn nước mặn chát, cũng nên sử dụng dụng cụ chưng cất nước mặt trời cỡ nhỏ được chế tạo từ màng mỏng nilon. Nếu chưa mang dụng cụ này theo mình cũng có thể tự làm lấy. Trong đặt một chiếc cốc miệng rộng có đường kính hơi to. Trong cốc đặt một vật nặng để cốc khỏi bị nước đẩy nổi lên. Sau đó cho nước biển hoặc nước mặn chát vào vật đựng, độ cao của nước không được quá miệng cốc. Dùng miếng nilon mỏng đậy lên trên vật đựng, buộc chặt; ở giữa phía trên màng mỏng đặt một vật nặng, sao cho chỗ lõm xuống của màng nilông đúng chính giữa miệng cốc. Khi để vật đựng này dưới ánh nắng gay gắt, nước biển gặp nhiệt sẽ bốc hơi, khí hơi nước ngưng đọng trên mặt trong các màng nilon sẽ tích thành nước, nhỏ thành giọt và cốc, đó là loại nước chưng cất có thể uống được.

Lượng muối có trong nước biển thông thường đạt tới khoảng 3,5% nên không thể uống được. Vì nồng độ lớn nhất của lượng muối trong nước tiểu do thận thải ra là 2%, nên nếu đưa vào quá nhiều muối sẽ dẫn đến mất nước. Uống vào càng nhiều thì lượng mất nước càng nặng. Nhưng hàm lượng muối nước biển ở một số vùng lại thấp dưới 2%, nên khi ứng cứu có thể uống được. Như lượng muối trong nước biển Bantich là 0,5 - 2%, lượng muối có trong nước Biển Đen là 1,75 - 1,85%. Trong thời kì chiến tranh, ở Liên Xô đã từng có 3 thủy thủ gặp nạn trôi nổi trên Biển Đen, buộc phải uống nước biển, trong đó có một người đã uống nước biển tới 34 ngày, và đã duy trì được sống.

Lương khô cứu nạn khi bay

Lương khô được dùng khi ứng cứu những người đi máy bay buộc phải nhảy dù. Đòi hỏi phải có năng lượng cao, thể tích nhỏ, tiện mang theo ăn, đóng gói kín, bảo quản được lâu dài. Thành phần của lương khô có đôi chút khác nhau do điều kiện khí hậu và tình hình cung ứng nước của khu vực có thể hạ xuống. Thường mỗi phong lương khô cung cấp lượng năng lượng là 4,18 - 7,53MJ (1000 - 1800kcal), đủ dùng cho 1 ngày. Khi cần thiết, mỗi người bay nên chuẩn bị mang theo 3 - 5 phong, đặt ở trong dù nhảy hoặc trong túi cấp cứu. Nếu xét thấy ở địa điểm nhảy xuống có thể khó khăn về cung cấp nước, thì hàm lượng protein trong lương khô phải tương đối thấp. Lượng phân phối 3 chất dinh dưỡng lớn là: protein 7 - 10%, lipit 30 - 33%, cacbohiđrat 60%. Lương khô bao gồm lương khô nén ép, đường phèn, đồ hộp,...

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2964-02-633565276964441643/Dinh-duong-trong-dieu-kien-moi-truong-dac...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận