Tài liệu: Edmund Halley và những nguyên lý

Tài liệu
Edmund Halley và những nguyên lý

Nội dung

EDMUND HALLEY VÀ “NHỮNG NGUYÊN LÝ”

 

Quyển thứ nhất trong bộ sách ba tập ''Những nguyên lý toán học...'' hoàn thành vào ngày 28 tháng 4 năm 1686 và ngay trong hôm đó, Newton trình bày báo cáo về tác phẩm của mình trong cuộc họp Hội Hoàng gia Luân Đôn. Công trình của ông cùng với tác phẩm của quý ngài nào đó tên là Willoughby “Lịch sử những con cá'' được thông qua và quyết định cho xuất bản bằng kinh phí của Hội hoàng gia.

Đáng tiếc, những ý định ấy không trở thành hiện thực, ít nhất là với ''Những nguyên lý toán học…'' vì thiếu tiền.

Quả thật, nếu không có sự giúp đỡ tài chính của Eđmund Halley, thư ký Hội hoàng gia thì việc xuất bản công trình vĩ đại ấy đã bị đình hoãn.

Vai trò của Halley không chỉ dừng lại ở sự giúp đỡ về vật chất. Ngay trong năm 1684, theo yêu cầu của Halley, tại Luân Đôn đã tiến hành ''hội nghị tứ trụ'', có sự tham gia của Robert Hooke (1635 - l703) vốn là đối thủ khoa học thường trực của Newton, Christopher Ren (1632- 1723), nhà toán học, thiên văn học và kiến trúc sư và Edmund Halley. Trong hội nghị này nhà bác học luận bàn về quỹ đạo của vật thể (các hành tinh), chúng chuyển động nhờ lực hút của vật thể trung tâm (Mặt Trời) tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách. Robert Hooke đã tuyên bố rằng ông ta có thể giải các bài toán đó nhưng Halley đã thất vọng vì Hooke không xuất trình được lời giải.

Khi Halley ghé thăm Newton, nỗi hân hoan của ông thật lớn lao. Newton đã giải bài toán một cách trọn vẹn và có thể khẳng định có chứng minh rằng hành tinh chuyển động theo quỹ đạo hình elip với Mặt Trời nằm ở một trong các tiêu điểm. Theo yêu cầu của Halley, Newton viết một chuyên luận ngắn mang tên ''Về sự chuyển động của các vật thể theo quỹ đạo, sau đó là tập đầu tiên của những nguyên lý toán học…'', rồi đến tập thứ hai và thứ ba và tới năm 1687 thì cả công trình được xuất bản. Để cảm tạ sự cống hiến của Halley, trong lời tựa lần xuất bản đầu tiên, Newton đã viết: Để xuất bản công trình này phải kể đến sự giúp đỡ của một nhà bác học thông minh tuyệt vời và uyên bác trong mọi lĩnh vực khoa học Edmund Halley. Ông không những đã sửa lỗi cho bản in thử và quan tâm đến việc thực hiện các hình vẽ mà còn thôi thúc tôi xuất bản. Nhận được những chứng minh của tôi về hình dạng quỹ đạo của các thiên thể, ông luôn nhắc tôi phải thông tin tới Hội Hoàng gia và sự quan tâm ưu ái của Hội khiến tôi phải suy nghĩ đến việc khai sinh những công trình này''.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1126-02-633396333078906250/Nhung-nguyen-ly-toan-hoc-cua-triet-hoc-tu...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận