FLEMING - NHÀ PHÁT MINH RA PENECILIN
Penecilin là một loại thuốc kháng sinh. Từ khi được Pleming (1881 - 1955) tìm thấy, penecilin đã cứu sống được nhiều sinh mạng cho đến nay vẫn là loại thuốc phòng trị bệnh tốt.
Từ thuở nhỏ, Fleming đã chứng tỏ khuynh hướng ham thích giới tự nhiên, thường đặt nhiều câu hỏi về giới sinh vật. Fleming là người Anh. Do nhà nghèo, ông không đủ điều kiện để theo học các trường chính quy mà chỉ kiên trì tự học. Năm 20 tuổi vì đạt được huy chương vàng về học tập lên ông được vào học ở trường đại học y Saint – Marie ở London. Do phải kinh qua bao nhiêu khó khăn, Fleming biết rằng để nắm được tri thức không phải là chuyện dễ dàng mà phải tập trung học tập nghiên cứu, trong “biển sách” y học thì mới làm nên. Năm 27 tuổi, Fleming nhận được huy chương vàng qua kỳ thi quốc gia, sau này Fleming được giữ lại làm công tác nghiên cứu tại trường đại học y Saint – Marie.
Cuộc đại chiến thế giới thứ nhất nổ ra Fleming đi vào quân y viện tham gia công tác cứu hộ ông đã tận mắt chứng kiến nhiều thương binh vì các vết thương bị nhiễm trùng mà phải cưa cả chân tay hoặc bị chết một cách đau đớn. Nhiều thương binh do phải tiêm nhiều thuốc vào cơ thể làm cho máu bị nhiễm độc. Những sự kiện đó kích thích tinh thần trách nhiệm của Fleming, thúc đẩy Ông tìm một loại thuốc chống nhiễm trùng để chống sự nhiễm khuẩn cho các vết thương mà không gây tác dụng phụ. Sau khi cuộc đại chiến kết thúc, Fleming lại về trường cũ tiếp tục làm công tác nghiên cứu.
Phòng thí nghiệm của Fleming vốn thiếu ánh sáng và ẩm ướt vì ở dưới tầng hầm. Ông đem các loại vi khuẩn hay gây nhiễm trùng chủ yếu ở các vết thương là vi khuẩn hay gây nhiễm trùng chủ yếu ở các vết thương là tụ cầu khuẩn cấy vào các hợp tiêu bản. Để ngăn ngừa các bào tử lạ xâm nhập, trên mỗi hộp tiêu bản đều có nắp đậy. Một hôm Fleming quên đậy nắp hộp tiêu bản, ngày hôm sau Fleming trông thấy hộp tiêu bản không đậy nắp cổ một lớp mốc màu xanh xám. Fleming đem lớp mốc quan sát dưới kính hiển vi, ông thấy ở những chỗ có mốc xanh xám thì các tụ cầu khuẩn đều bị tiêu diệt, ngay cả các vùng xung quanh, các tụ cầu trũng cũng bị giết chết. Sự phát hiện ngẫu nhiên này làm Fleming hết sức hồi hộp, bởi vì loại nấm mốc xanh này không chỉ tiêu diệt tụ cầu trùng ngay tại chỗ mà còn có tác dụng lâu dài. Fleming gọi loại mốc xanh có thể diệt được tụ cầu trùng này là “penecilin” tức là loại mốc xanh diệt trùng. Sau này Fleming còn chứng minh rằng khi giảm đi lượng Penecilin 800 lần vẫn có khả năng ức chế sinh trưởng của vi khuẩn và ngay cả nhiệt độ cao cũng không gây tổn hại đến tế bào. Như vậy năm 1928 Fleming đã tìm được loại thuốc mới theo như ước vọng của mình. Penecilin là loại kháng sinh mà loài người tìm được đầu tiên. Kể từ khi phát hiện được penecilin, người ta đã tìm được hơn 2000 loại kháng sinh khác, hầu như năm nào cũng có phát hiện. Vì các công tính trên mà vào năm 1945 Fleming cùng với Florey (người Anh) và Chain (người Đức) nhận được giải thưởng Nobel và sinh lý học và y học.