PAVLOV NGƯỜI ĐỀ XƯỚNG HỌC THUYẾT PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN
Chắc là các bạn đã từng xem các loại động vật diễn trò ở rạp xiếc. Vì sao các loài động vật lại có thể theo lệnh người dạy thú để làm các động tác như vậy? Có phải là động vật hiểu được tiếng người không? Không phải. Đó là do các nhà dạy thú đã lợi dụng hiện tượng phản xạ có điều kiện như Pavlov (1849-1936) đã chỉ ra để huấn luyện các con thú làm động tác khi biểu diễn xiếc thú.
Pavlov là nhà sinh lý học Liên Xô. Từ nhỏ Ông đã hết sức ham thích quan sát các loại côn trùng, thường để ra hàng giờ ở cạnh tổ kiến để quan sát đặc tính, sinh hoạt của loài kiến. Những hứng thú từ thuở trẻ thơ đã đưa Pavlov vào con đường nghiên cứu sinh lý học.
Pavlov đã thu được nhiều thành tựu to lớn trong lĩnh vực sinh lí tiêu hóa. Ông phát hiện ra thức ăn còn chưa vào dạ dày thì dạ dày đã tiết dịch vị. Để chứng minh kết luận này, ông đã tiến hành một thí nghiệm có tên là ''thí nghiệm cho ăn giả'' Ông cho cắt đoạn giữa thực quan của một con chó, lôi hai đầu cắt đưa ra ngoài. Như vậy khi cho ăn ở miệng bao nhiêu, thức ăn đều theo chỗ mở ra ngoài mà không hề vào dạ dày, vì thế mà gọi là cho ăn giả. Sau đó ông cắt một phần dạ dày của chó, nhưng không cắt đứt dây thần kinh khi đó tuy thức ăn không đến dạ dày, nhưng dạ dày vẫn hoạt động và tiết ra dịch vị. Thí nghiệm “cho ăn giả” của Pavlov là một cống hiến to lớn ở thế kỷ XIX. Năm 1904 Pavlov là nhà sinh lý học đầu tiên trên thế giới nhận giải thưởng Nobel.
Từ năm 1903, Pavlov đã dành 30 năm để nghiên cứu hoạt động hệ thần kinh cao cấp. Pavlov chỉ ra rằng não và hoạt động của hệ thần kinh cao cấp hình thanh một hệ phản xạ kép: Một loại động tác phản xạ theo bản năng gọi là phản xạ không điều kiện. Một loại phản xạ sinh ra dưới ảnh hưởng một điều kiện nào đó gọi là phản xạ có điều kiện. Khi cho phản xạ không điều kiện xảy ra đồng thời với điều kiện kích thích, thì phản xạ không điều kiện trở thành phản xạ có điều kiện.
Pavlov đã là làm thí nghiệm sau đây: Cho chó đứng trước mặt và nói: “Đưa chân đây?” Rồi lập tức dùng tay cầm lấy chân chó, sau đó cho chó ăn loại thức ăn mà nó ưa thích. Lặp lại thí nghiệm vài lần, mối liên hệ giữa phản xạ và điều kiện kích thích đã được thiết lập. Sau đó chỉ cần nói: ''Đưa chân đây'', lập tức chó sẽ đưa chân ra. Bởi vì đối với chó khi nghe nói câu đó đã trở thành kết hợp động tác đưa chân với việc nhận thức ăn. Thực nghiệm chứng minh rằng: phàm là các động vật có hệ thần kinh cao cấp đều có phản ứng phản xạ với các điều kiện kích thích của thế giới bên ngoài. Tất cả các động vật đều có thể thông qua hệ thần kinh mà có mối liên hệ mật thiết với thế giới khách quan. Đó chính là bản chất của thí nghiệm: ''đưa chân đây''.
Mọi người đều cho Pavlov vừa là một kỹ sư vừa là một người thợ thiên tài trên con đường tìm tòi bí mật của sự sống. Học thuyết phản xạ có điều kiện là một sự kiện kỳ vĩ. Trước những lời tán dương mình, Pavlov nói: “Không bao giờ tự cho rằng cái gì mình cũng biết. Vô luận người khác tán dương như thế nào phải biết dũng cảm nói rằng: Tôi không biết”.