Tài liệu: Cuvier - người sáng lập ra thuyết đột biến

Tài liệu
Cuvier - người sáng lập ra thuyết đột biến

Nội dung

CUVIER NGƯỜI SÁNG LẬP THUYẾT ĐỘT BIẾN 

Vì sao khủng long bị tiêu diệt? Câu hỏi này cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời thích đáng. Nhiều nhà khoa học ở khắp nơi trên thể giới đã công bố tìm lời giải cho câu đố này. Một trong số đó là nhà khoa học Pháp Cuvier (1769 - 1832) với học thuyết đột biến nổi tiếng.

Lên 4 tuổi, Cuvier đã biết đọc sách, 14 tuổi vào học ở bậc đại học, năm 18 tuổi đã đảm nhiệm chức vụ trợ giáo đại học. Sau này khi đảm nhiệm chức vụ giáo sư đại học ông cho công bố luận văn ''Bàn về so sánh giải phẫu học'' nêu lên qui luật về mối tương quan của các khí quan trong cơ thể động vật. Ông cho rằng cơ thể động vật là khối thống nhất các bộ phận của cơ thể có kết cấu với mối liên hệ thích hợp. Dựa vào qui luật này từ một khí quan của một cơ thể động vật có thể suy đoán cấu tạo toàn thể cũng như phương thức sinh hoạt của loại đông vật đó. Dựa vào qui luật đó Cuvier đã nghiên cứu các hóa thạch của xương nhiều loại động vật đã tuyệt chủng và đến năm 1812 đã cho xuất bản quyển sách “Nghiên cứu hóa thạch của loài động vật bốn chân” lần đầu tiên đề cập đến ''Thuyết đột biến''. Cuvier cho rằng cứ một khoảng thời gian nhất định nào đó, trên Trái Đất sẽ xuất hiện một nạn lớn nào đó ví dụ sự chuyển dời các đại lục, nạn hồng thủy, sự tiêu diệt một giống nòi nào đó. Sau mỗi cơn đại nạn đó, có loại động vật sẽ bị di chuyển từ vùng này sang vùng khác, từ khu vực  này sang khu  vực khác, và có thể có loại động vật như khủng long, trong cơn đột biến sẽ bị tuyệt diệt. Căn cứ để ông đề xuất lý thuyết đó là: Ở nhiều lớp băng của miền Bắc châu Âu vẫn còn lưu giữ toàn vẹn thi thể của nhiều loại động vật bốn chân khổng lồ. Các động vật này bị tử vong vào thời kỳ rất sớm mà cơ thể vẫn chưa bị rữa nát, như vậy có thể sau khi bị tử vong không lâu thì lập tức chúng bị lạnh đông. Từ đó có thể thấy vỏ trai đất đã bị một biến động lớn vô cùng. Sau khi ''Học thuyết đột biến'' được công bố đã thúc đẩy các ngành địa chất học, cổ sinh vật học phát triển mạnh mẽ, làm cho địa chất học phát triển nhanh chóng chưa từng có trước đó.

Những thành quả nghiên cứu của Cuvier đã ảnh hưởng đến toàn châu Âu không chỉ thâm nhập sâu rộng vào phạm vi nghiên cứu động vật học mà còn hưởng đến việc nghiên cứu nhiều ngành khoa học khác.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/523-02-633335887251718750/Nhung-nguoi-dan-duong-trong-khoa-hoc-ve-su...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận