Tài liệu: Wegner - người chủ chương học thuyết phiêu di đại lục

Tài liệu
Wegner - người chủ chương học thuyết phiêu di đại lục

Nội dung

WEGNER NGƯỜI CHỦ TRƯƠNG HỌC THUYẾT PHIÊU DI ĐẠI LỤC

 

Năm châu Á, Âu, Mỹ, Phi và Úc đã hình thành như thế nào? Đối với câu hỏi này giới khoa học đã phải trải qua một thời kỳ dài nghiên cứu, trao đổi, thảo luận cuối cùng đa số đi đến kết luận: Từ thời đại xa xưa, Trái Đất của chúng ta vốn là một đại lục duy nhất. Trải qua mấy trăm triệu năm biến đổi, chuyển dời mới hình thành trạng thái như ngày nay. Trong quá trình hình thành kiến giải này, nhà địa chất học Đức Wegner (1880 - 1930) đóng vai trò quyết định. Để có được chứng cứ cho học thuyết này, ông phải nhiều lần tiến hành thám hiểm, khảo sát, đến phải hy sinh tính mệnh quí giá của mình.

Từ thời trẻ, Wegner đã hết sức quan tâm tìm hiểu các bí mật của Trái đất, đã tiến hành cuộc khảo sát hết sức mạo hiểm. Vào năm 1906, để khảo sát bầu không khí ở trên cao, ông đã bay trên khí cầu suốt 52 giờ liền, tạo nên kỷ lục bay lâu trên khí cầu. Vào năm 1910, trong một lúc xuất thần, ông nhìn tấm bản đồ treo trên tường, bỗng nhiên phát hiện thấy các nét thoáng nhìn có tính chất giống nhau ở Nam hai bờ biển phía Nam Đại Tây dương: Các chỗ lồi lõm trên các bờ biển thuộc Đông Nam châu Mỹ và Tây Nam châu Phi hình như đối ứng bù vào nhau, có thể ghép lại khớp với nhau. Sự phát hiện này làm ông hết sức thích thú, làm nảy sinh một loạt các câu hỏi. Để giải đáp các câu hỏi đó ông phải kiểm tra nhiều tư liệu, phải suy nghĩ lật đi lật lại vấn đề. Không lâu sau ông đã nảy sinh một ý tưởng kỳ lạ ''Lục địa trôi''. Theo con đường suy nghĩ này, ông đi tìm các chứng cứ Địa chất, Địa lý đến nỗi ngay cả trong thời gian tham gia đại chiến thế giới lần thứ nhất ông cũng không buông trôi công việc nghiên cứu. Năm 1915 khi Wegner đến Brasil, ông tìm thấy hóa thạch đầu tiên ở Brasil giống với châu Phi, điều đó củng cố lòng tin của ông tiếp tục các tìm tòi của mình.

Wegner cho rằng: ''Khi chúng ta đem ghép các mảnh bị xé rời từ một tờ báo mà lại thấy được các nét chữ tiếp lại phù hợp nhau thì không thể không thừa nhận là các mảnh nhỏ đó đã vốn từ một tờ báo xé ra''. Để tìm thấy các ''nét chữ liền nhau'' này ông đã phải dùng nhiều thời gian đi dã ngoại, đi khảo sát thực địa hết sức gian khổ, cuối cùng mới tìm được ba loại chứng cứ: Một là ở hai bờ của Đại Tây dương có nhiều loại sinh vật giống nhau; hai là các nham thạch ở hai bờ Đại Tây dương, các địa tầng, nếp gấp đều phù hợp nhau; ba là vào thời cổ khí hậu ở  hai miền đều có chứng cớ đã từng là sa mạc cổ, còn ở rừng xích đạo đã từng có băng giá.

Ông cũng đã từ Địa mạo học, Địa chất học, vật lý địa cầu, cổ sinh vật học và sinh vật học, cổ khí hậu học, đo đạc địa điện, từ nhiều giác độ mà tìm được các luận chứng chặt chẽ. Cuối cùng ông đưa ra ''giả thuyết lục địa trôi'' được nhiều người chấp nhận. Giả thuyết cho rằng ''các nham thạch tạo ra đáy Đại dương có cùng tỉ trọng với nham thạch tạo nên Đại lục, cho nên lớp vỏ Trái Đất tạo nên lục địa như một ''núi băng'' chìm xuống mà tạo nên đáy Đại dương. Điều đó có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của địa chất học hiện đại. Cho đến nay, người ta vẫn dựa trên giả thuyết này để thảo luận về sự biến đổi chuyển động của vỏ trái đất.

Dựa vào các tư liệu thu thập vào các năm 1929, 1930 ông đã thực hiện bốn cuộc thám hiểm đến đảo băng Groenland. Năm 1930, lúc ông 50 tuổi, trong một cuộc hành trình gian khổ, đi bộ 160km dưới trời băng giá lạnh -65oC ông đã hy sinh, phải hai năm sau đó người ta mới tìm được di hài của đoàn thám hiểm.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/522-02-633335843723593750/Nhung-nguoi-di-tim-cac-quy-luat-vu-tru/Weg...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận