Tài liệu: Lý Băng và đập ngăn sông

Tài liệu
Lý Băng và đập ngăn sông

Nội dung

LÝ BĂNG VÀ ĐẬP NGĂN SÔNG  

Từ hơn hai ngàn năm trước, người ta đã đắp các đập ngăn sông, ở tỉnh tứ xuyên ngăn sông này cho đến nay vẫn còn phát huy tác dụng cho việc chống lụt, tưới nước, vận tải thủy ở đồng bằng Thành đô, là những kì tích trong lịch sử về các công trình thủy lợi. Người thiết kế, đắp đập này chính là Lý Băng nhà công trình học thủy lợi kiệt xuất Trung Quốc Lý Băng (từ 280 - 220 trước công nguyên) vào thời chiến quốc.

Vào khoảng năm 250 trước công nguyên Lý Băng đến nhậm chức quan ở tỉnh Tứ xuyên. Lúc bấy giờ ở đây đương bị thiên tai nghiêm trọng, ở khắp nơi dân chúng cất tiếng kêu trị thủy. Lý Băng quyết tâm đắp đập ngăn sông. Lý Băng khảo sát thế nước trên thực địa, xem xét thế đất, lập qui hoạch, tổ chức cho hơn một vạn dân công đào Ngọc lũy sơn. Thời bấy giờ chưa có thuốc nổ, chưa có máy móc. Lý Băng theo kiến nghị của quần chúng, cho đào mương trên núi, xếp đầy cây cỏ rồi cho đốt lửa. Lửa cháy làm cho đất đá bị nổ vỡ, làm tăng nhanh tiến độ xây dựng công trình. Bằng biện pháp này đã mở một cửa rộng 20m trên Ngọc lũy sơn đó chính là công trình ''Bửu bình khẩu'' nổi tiếng.

Ban đầu ông đình xây đập ngăn sông bằng cách bỏ đá, nhưng do nước chảy xiết nên bao nhiêu đá bỏ xuống đều bị nước cuốn đi hết. Vì ở địa phương có nhiều tre nên Lý Băng cho đan các lồng tre lớn dài 3 trượng, rộng 2 trượng (trượng đơn vị đo chiều dài cổ ở Trung Quốc: một trượng bằng 10 thước, 1 thước bằng 1/3 mét), chứa đầy đá cuội to bằng trứng ngỗng, sau đó cho xuống đáy sông. Nhờ đó mà chiến thắng được dòng nước chảy xiết, đắp thành một đập ngăn sông lớn.

Để đo được độ cao thấp của mực nước sông, Lý Băng cho xây một cột đá hình người ở giữa sông. Theo vị trí mực nước trên cột đá mà tính độ sâu của nước cao hay thấp, để tiện việc khống chế lưu lượng nước. Sau khi xây xong công trình thủy lợi, Lý Băng cho lập chế độ tu sửa định kỳ hàng năm. Ông đề ra nguyên tắc tu sửa hàng năm là: “Nạo sâu bãi đắp đế thấp” ý muốn nói là nếu đào sâu nạo vét kỹ bài đất thì đỡ phải đắp cao đập. Người đời sau đã khắc sáu chữ đó trên đá và lập miếu trên vách đá để ghi nhớ công của Lý Băng.

Khi đập ngăn sông được xây dựng xong, không những đã biến vùng thung lũng Tứ Xuyên nổi tiếng là ''đất nước trời cho'' mà còn là tấm gương về việc nghiên cứu, thiết kế, quy hoạch thủy lợi.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/524-02-633335931960781250/Nhung-nha-thiet-ke-phat-minh-vi-loi-ich-cu...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận