Tài liệu: Trúc Khả Trinh - điển hình cho tinh thần cầu thị.

Tài liệu
Trúc Khả Trinh - điển hình cho tinh thần cầu thị.

Nội dung

TRÚC KHẢ TRINH ĐIỂN HÌNH CHO TINH THẦN CẦU THỊ

 

Tại cổng trường đại học Triết Giang có trương hai chữ lớn: “Cầu thị” Đó là lời của giáo sư Trúc Khả Trinh (1890-1974), cố hiệu trưởng của trường, người được tôn vinh là ''Mẹ đỡ đầu của trường'' đưa ra. Nhờ vào tinh thần cầu thị mà Trúc Khả Trinh đã biến trường Đại học Triết Giang từ một trường ''đại học hoang tàn'' trở thành một ''lưỡi kiếm phương Đông'' trong giáo dục Đại học. Chính cũng nhờ tinh thần cầu thị mà Trúc Khả Trinh đã trở thành một nhà khoa học nhà giáo dục xuất sắc của Trung Quốc. Là người đặt nền móng cho ngành Địa lý, Khí tượng học của Trung Quốc, Trúc Khả Trinh đã có những thành tựu nổi bật trong việc nghiên cứu khí hậu Trung Quốc, sự biến đổi khí hậu và trong lịch sử khoa học. Sau khi nước Trung Quốc mới được thành lập ông đã đảm nhiệm chức vụ phó viện trưởng viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc.

Trúc Khả Trinh người trấn Thiệu Hưng, tỉnh Triết Giang. Từ nhỏ sống ở nông thôn, nên ông lấy việc chuẩn bị phục vụ nông thôn là mục tiêu chủ yếu. Mọi người đều biết việc dựa vào mối quan hệ giữa khí hậu và cây cối để chỉ đạo công việc trong nông nghiệp là nét đặc sắc của kỹ thuật nông nghiệp Trung Quốc thời cổ đại. Trúc Khả Trinh biết rằng mối quan hệ giữa khí hậu và cây cỏ là hết sức quan trọng nên ông hết sức đề xướng việc nghiên cứu mối quan hệ giữa khí hậu và cây cỏ, kiên trì quan sát hang ngày, hàng năm về mối tương quan này và viết nên quyển sánh ''Vật hậu học'' (khoa học về mối tương quan giữa khí hậu và thực vật) có ảnh hưởng rộng lớn trong và ngoài nước.

Trúc Khả Trinh hết sức chú ý đến việc tìm tòi trong các thư tịch cũ các ghi chép về mối liên quan giữa khí hậu và cây cỏ. Qua việc nghiên cứu so sánh, đưa ra lý luận đề mối liên quan trên trong lịch sử cũng như sự biến đổi của khí hậu, được giới khoa học trên thế giới coi trọng.

Trước sau Trúc Khả Trinh vẫn cho rằng trong công tác khoa học phải hết sức coi trọng tinh thần “cầu thị”. Phải biết từ thực tế khách quan, đi sâu vào thực tế rộng lớn, nghiên cứu cẩn thận mới đưa ra được các kết luận chính xác rồi phải kiểm định lại lý luận bằng thực tiễn. Chính do tinh thần cầu thị đó mà ông hằng ngày miệt mài ghi chép nhật ký bằng các dòng chữ nhỏ xíu. Hiện Trúc Khả Trinh còn lưu lại hơn 40 tập nhật ký, ghi chép liên tục trong thời gian mấy chục năm không thiếu ngày nào. Mỗi ngày đều bắt đầu ghi chép nhiệt độ, áp suất, gió, mây các chi tiết khí hậu liên quan đến cây cỏ. Đó vừa là sổ ghi công tát hằng ngày của ông, vừa là nơi ghi lại các điều tâm đắc, những điều đáng nhớ trong đời sống của ông. Đó cũng là nơi ghi dấu cuộc sống của một nhà khoa học cẩn thận nghiêm túc. Trúc Khả Trinh quả là tấm gương thực sự cầu thị cho các nhà khoa học Trung Quốc hiện đại.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/522-02-633335851373125000/Nhung-nguoi-di-tim-cac-quy-luat-vu-tru/Tru...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận