MORGAN – MỘT TRONG NHỮNG NGƯỜI ĐẶT CƠ SỞ CHO DI TRUYỀN HỌC
Trong thế giới sinh vật ngoài sự khác biệt về giới tính giữa giống đực và giống cái còn có nhiều sự khác biệt khác. Tại sao lại như vậy? Nhà học giả người Mỹ Morgan (1866- 1945), thông qua nghiên cứu đã chỉ ra rằng đó là do mỗi sinh vật có mang thông tin di truyền là tổ chức nhiễm sắc thể. Đó là một đột phá trong di truyền học. Morgan tốt nghiệp đại học tại trường đại học Kenbiss, nhận học vị tiến sĩ tại trường đại học Hopkins. Ông là nhà khoa học hết sức nhạy bén với mọi động thái thực tế. Ông là người hết sức tinh tế trong công việc nghiên cứu, tìm tòi. Kết quả nghiên cứu về di truyền loài nhặng đã làm ông nổi danh khắp thế giới.
Năm 1910 Morgan phát hiện trong bình nuôi cá của ông có một con nhặng có mắt trắng mà thông thường thì nhặng phải có mắt đỏ. Morgan đã chú ý đến điểm đặc biệt này và quyết định quan sát các đặc điểm của các hậu duệ của con nhặng này. Ông cho con nhặng đặc biệt này giao phối với con nhặng khác. Ông phát hiện đời sau của chúng (F1) đều là nhặng mắt đỏ. Ông lại cho con nhặng đời F1 gia phối và sinh được đời F2. Những con nhặng cái đều mắt đỏ, còn các con nhặng đực thì một nửa có mắt đỏ, một nửa có mắt trắng. Để giải thích hiện tượng đó Morgan đã giả thiết trong lọai nhặng mắt trắng chỉ có gien với nhiễm sắc thể X mà không có nhiễm sắc thể Y tương ứng với cả đôi gien. Tiến thêm bước nữa, Morgan còn nhận thấy ở các con nhặng có hơn 100 đôi nhiễm sắc thể giống với nhiễm sắc thể của con nhặng mắt trắng, chỉ khác có một nhiễm sắc thể X là đã đưa lại bao nhiêu thông tin di truyền khác biệt, đó là một mắt xích quan trọng trọng di truyền học.Với phát hiện này Morgan đã làm rõ sự khác biệt trong mối liên hệ giữa gien và nhiễm sắc thể, sáng lập nên học thuyết nhiễm sắc thể di truyền mở ra một trang mới trong nghiên cứu di truyền. Do các thành quả nghiên cứu này mà năm 1933 Morgan đã nhận được giải thưởng Nobel về sinh lý và y học.