Gieo trồng lúa mì như thế nào?
Là loại lương thực chủ yếu trong hàng thế kỷ ở những vùng ôn đới, lúa mì đòi hỏi những vùng đất phì nhiêu. Đó là một loại ngũ cốc niên canh với nhiều giống khác nhau. Loại lúa mì cứng có thân tròn, những bông lúa có râu và hạt dài. Lúa mì mềm có thân rỗng và những hạt lúa to đầy bột.
Từ đầu thế kỷ, nhờ những tiến bộ của ngành nông nghiệp, năng suất thu hoạch của lúa mì đã tăng lên gấp bội nhưng nó vẫn thuộc loại ngũ cốc bấp bênh. Nó không chịu được băng giá, mưa trong thời kỳ trổ hoa và mưa đá. Tuỳ theo khí hậu, người ta gieo hạt vào mùa xuân hay mùa thu sau khi đã bón phân và cày xới kỹ càng đất đai, nhưng không bao gờ làm hai năm tiên tiếp trên cùng một cánh đồng. Việc phun thuốc nhằm tránh bệnh cho cây (bệnh gỉ sắt và bệnh than) và nhằm phá hủy, tiêu diệt những loại cỏ dại. Thu hoạch có thể xê dịch từ bình thường đến sản lượng gấp đôi nếu thời tiết thuận lợi. Công việc này được tiến hành nhờ sự giúp đỡ của các máy nông nghiệp cải tiến, thông thường là máy gặt đập. Máy này cho phép chia trực tiếp sản phẩm thành rơm rạ và hạt lúa mì.
Lúa mì cứng được trồng trên những vùng đất thuộc Địa Trung Hải và ở đó nó được sừ dụng để sản xuất bột nhào. Lúa mì mềm cung cấp bột mì thường dùng để làm bánh mì. Lúa mì đen là loại hạt mạch ba góc, là cây ngũ cốc mọc ở những vùng đất xấu. Sự tiêu thụ nó đã giảm nhiều.
Điều này cũng bởi vì trước kia một người Pháp tiêu thụ trung bình 1 kg lúa mì mỗi ngày, còn nay thì chỉ khoảng 150 gam.