Các phong tục mùa thu (Tháng 12 đến Tháng 1)
Mùa thu là mùa nhàn rỗi nhất trong năm đối với dân tộc chủ yếu làm nghề nông. Đây là mùa kết thúc thu hoạch, thóc lúa chất đầy nhà và an hưởng một cuộc sống an bình trong 3 tháng đông. Đây cũng là lúc hoàn tất việc làm kim chi và củi đun được chất sẵn sàng chuẩn bị cho mùa đông và là dịp để cảm tạ tổ tiên đã ban cho một vụ mùa bội thu.
Ngày rằm lớn nhất trong năm là ngày lễ cầu nguyện một vụ mùa bội thu cho nhà nông. Vì vậy, người ta thường nghĩ rằng đây là lễ cảm tạ trời đất sau thu hoạch, song có lẽ không phải vậy. Lý do là vì kỳ thu hoạch lúa cũng như mạch, đậu đen, đậu đỏ và rau cỏ phần lớn tập trung vào hai tháng tiếp theo là tháng 9 và tháng 10. Chính vì vậy, lễ cảm tạ trời đất được tiến hành sau thu hoạch vào tháng 10 âm lịch. Lễ cảm tạ trời đất tại các nước lân cận của khu vực Đông Dương và các nước phương Tây cũng được thực hiện sau vụ thu hoạch.
Sùng bái tổ tiên
Tục lễ sùng bái tổ tiên trong mùa thu được thể hiện qua những nghi lễ, lễ tế, Trung thu và lễ tảo mộ. Lễ tế là nói đến việc dâng những hoa quả và ngũ cốc vừa được thu hoạch lên tổ tiên. Những hoa quả, ngũ cốc này được rửa sạch, đựng vào đĩa dâng lên bàn thờ lễ rồi sau đó đem ra ăn. Đây là những sản phẩm vừa được thu hoạch, vì thế nó thể hiện sự biết ơn tổ tiên. Tảo mộ cũng là nghi lễ được tổ chức trong dịp Trung thu, thể hiện lòng cảm tạ ân đức của tổ tiên với những ngũ cốc vừa mới được thu hoạch.
Gipung
Vào dịp ngày 15 tháng 7 thường có những nghi thức như “rửa liềm” và choyon, ngoài ra còn có tục lệ Gipung “patgoranggigi”. Vào rằm tháng 7 là lúc mọi việc nhà nông đã gần kết thúc, vì vậy người nông dân thường có tục rửa liềm và cất đi để dùng cho mùa xuân năm sau. Lúc này, tất cả những người nông dân trong làng đều tụ tập để thưởng thức một ngày “joyon” vui vẻ. Ở khu vực hay xảy ra động đất, vào đêm trước Trung thu có tục tất cả thanh thiếu niên đều tụ tập lại, cởi bỏ quần áo và thực hiện phong tục patkorang theo độ tuổi. Người ta tin rằng phong tục này sẽ đem lại một vụ mùa bội thu.
Kosa và trục quỷ
Ngày mã nhật vào mùng 5 tháng 10 được coi là ngày tết. Vào ngày này, các gia đình nông dân làm bánh bột đậu hấp Siruttok, cầu nguyện và đặt bùa trừ độc trong nhà. Người ta còn xay nhỏ bột ngũ cốc mới gặt hái rắc vào nơi đặt bùa. Tháng 10 âm được gọi là tháng tốt nhất để dâng ngũ cốc mới gặt lên các vị thần, vì đây là lục trăng tròn và có nghĩa là tháng thích hợp làm lễ cầu nguyện dâng trời. Lễ tế trời được thực hiện theo tục lệ...
Tục lệ này vẫn còn được thực hiện vào tháng 10 và việc yểm bùa cũng được coi là một trong những tục tệ quan trọng được truyền lại đến ngày nay. Ngoài ra, vào tháng 10 người ta cũng làm lễ tế thần canh giữ nhà. Thần canh giữ nhà được coi là vị thần có quyền lực cao nhất trong tất cả các vị thần. Người nội trợ của mỗi nhà chuẩn bị đồ tế lễ và cầu nguyện với lòng thành kính của mình, ngoài ra còn có thể mời thầy cúng và yểm bùa trong nhà. Vào ngày đông chí, mỗi gia đình đều nấu cháo đậu đỏ và dâng cùng hoa quả cũng như các nông sản lễ vật lên các đền, sau đó rắc lên khắp tường và cổng ra vào. Người ta tin rằng làm như vậy sẽ có thể trừ khử được ma quỷ, ngoài ra, cháo đậu đỏ không chỉ là một món ăn thông thường mà còn được cho là có ý nghĩa tín ngưỡng.
Tống niên
Vào ngày cuối cùng của năm, người ta thường bận rộn với hàng loạt những tục lệ và việc phải làm. Để chuẩn bị tống tiễn năm cũ và đón năm mới, người ta thường quét dọn nhà cửa sạch sẽ. Từ vườn tược, sân xướng, kho bãi đến chuồng nuôi gia súc, tất cả đều được dọn dẹp sạch sẽ. Người ta cho rằng phải tắm rửa sạch sẽ cơ thể và dọn dẹp tất cả các rác bẩn thì mới có thể đón một năm mới, có thế thì mới nhận được phúc lộc. Người ta thường thức trắng trong đêm cuối năm. Đây được gọi là tục “Suse” vì cho rằng nếu ngủ trong đêm này thì lông mi sẽ bị bạc trắng. Vì vậy, khi trẻ con lỡ ngủ quên, người ta thường bôi bột mỳ trắng lên mắt của chúng để sáng hôm trêu đùa chúng. Vào thời gian lập đông bắt đầu từ tháng 10, người ta làm lễ cảm tạ trời, thần canh giữ nhà và thổ địa, hoàn tất chuẩn bị kim chi và chuẩn bị cho mùa đông, hoàn tất tất cả mọi việc để khép lại một năm.
Vào đêm cuối cùng của năm, người dân dùng lửa đốt những cành cây tre tươi. Tre bị đốt sẽ phát ra tiếng nổ lớn. Họ gọi hiện tượng này với các tên như pokchuk, taechong, làm như vậy sẽ làm ác quỷ trốn trong nhà hoảng sợ mà bỏ chạy xa. Vì vậy trong nhà mới có thể sạch sẽ và sống một cuộc sống bình yên vô sự. Ngoài ra, vào ngày này có nhà còn đem đốt tất cả những thuốc để lưu trong nhà, dọn dẹp sạch sẽ từng ngõ ngách trong nhà, thanh toán tất cả mọi thứ tồn đọng và chuẩn bị cho một năm mới với tâm trạng thoải mái và minh mẫn.
Yuntal
Năm có thêm một tháng so với các năm bình thường thì tháng này được gọi là tháng nhuận. Theo tục lệ, vào tháng này, dù làm bất kỳ chuyện gì cũng không xảy ra sự bất lợi, có làm những chuyện gì ngày thường cấm kỵ thì cũng không xảy ra sự việc nào đáng tiếc. Vì vậy vào những ngày này người ta thường làm những việc như sửa chữa nhà cửa, chuyển nhà, động thổ, hoặc những nhà có người già thì may áo tang niệm, hoặc di rời mộ chí.
Các trò chơi trong mùa thu
Trung thu là ngày trăng sáng nhất trong năm, có đến hàng trăm trò chơi diễn ra dưới trăng tròn. Đó là các trò trốn tìm, nhảy qua ngưỡng cửa, bắt đuôi được trẻ em... Cũng có những trò chơi được chơi liên tục trong rằm tháng riêng và Trung Thu. Đó là các trò chơi cho bò ăn, trò chơi rùa, trò nhảy dây, trò sư tử, Jisinpalki... Ở khu vực Jeonbuk cũng có nơi chơi trò bập bênh. Vào lễ tảo mộ và Trung thu, theo từng địa phương cũng có nơi chơi cả trò Sirrum và đánh đu. Sirrum là trò được chơi vào nhiều dịp, song ở khu vực Gyonggi, tỉnh Chungcheong được chơi nhiều vào những dịp rằm tháng 7 hơn là dịp tảo mộ. Ngoài ra, một số nơi ở miền Bắc Triều Tiên chơi trò này nhiều vào lễ đoan ngọ, còn ở phía Nam thì lại chơi nhiều vào dịp Trung Thu.
Trò chơi bò
Trò này được chơi ở khu vực nông thôn vào dịp Trung thu. Hai người nằm úp xuống đất quay mông vào nhau và đặt thảm lên trên. Người nằm trước giơ hai chiếc gậy được cắt gọt kỹ càng làm dáng như hai chiếc sừng bò. Người nằm sau vung một dây to như chiếc đuôi bò. Một người nông dân đứng ở đằng trước nắm lấy sừng bò và kéo đi. Đi theo bò là đội chơi nông nhạc và sau nữa là những người nông dân. Điểm đến của bò là những nhà giàu trong làng. Khi đến trước cửa nhà, người nắm sừng bò kêu to “Bò đói bụng đã tìm đến rồi, xin cho chút thức ăn thừa”. Sau đó, chủ nhà phải đem rượu, bánh và hoa quả ra bày biện và tiếp đãi. Lúc đó bò làm những trò để cảm tạ.