Tài liệu: Hàn Quốc - Minsok mùa xuân (tháng 2 - tháng 4)

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Ngày tết là ngày quan trọng vì nó là ngày xuất phát đầu tiên của cuộc sống sinh hoạt hàng năm.
Hàn Quốc - Minsok mùa xuân (tháng 2 - tháng 4)

Nội dung

Minsok mùa xuân (tháng 2 - tháng 4)

Ngày tết là ngày quan trọng vì nó là ngày xuất phát đầu tiên của cuộc sống sinh hoạt hàng năm. Trước tiên người ta cầu cho vụ mùa của một năm bội thu (thiên hạ địa đại bản) rồi cầu cho gia đình bình an, sức khoẻ của các thành viên trong gia đình, sự yên bình trong tâm hồn, cúng lễ tổ tiên... và ngày này dường như được coi là một ngày mang lòng cẩn tắc mang tính chất tôn giáo bằng những Tế lễ, Dong je (Đông Tế, lễ làng), antek. Ngày này là dịp tụ họp của mọi người trong gia đình và họ hàng, họ ăn những món ăn ngon và những trò chơi với quần áo mới, tạo nên một không khí rất vui vẻ.

Tế lễ

Sáng sớm ngày mồng một Tết người ta chuẩn bị món ăn (sejan) và rượu (seju) dâng lên ban thờ và cúng lễ gọi là “cúng đầu tháng Giêng”. Ban thờ chỉ để ở nhà trưởng họ Jongga, các con cháu tụ tập về nhà trưởng họ để làm lễ. Ban thờ là hạt nhân của việc tế lễ trong Nho giáo, là tượng trưng cho tinh thần Sungjobogeun (sùng tổ bảo cội). Trong các phong tục ngày Tết, có hai loại nghi lễ mang tính chất tôn giáo là Charye và Dongje, trong đó Charye là buổi lễ liên quan mật thiết đến huyết thống, còn Dongje là buổi lễ nhằm hoà hợp những người chung sống cùng một làng xã.

Trò chơi dân gian

Bập bênh (Neoldduigo)

Bập bênh là trò chơi mà chủ yếu là các thiếu nữ thường chơi vào dịp Tết, là một trò chơi sôi nổi và tràn đầy khí thế. Trò chơi này có cột một chiếc bị rơm hoặc bó rơm ở giữa tấm gỗ chiều rộng lươn 1 ja, chiều dài hơn 7 - 8 ja, mỗi người một đầu thanh gỗ và nhún hết sức rồi nhảy lên. Trong ngày đầu xuân, các cô gái thường mặc những bộ sobim mới và những chiếc áo đẹp đẽ màu sắc sặc sỡ, khi nhảy lên không trung trông những vạt váy và những dải áo rất rực rỡ và đẹp.

Yutnôri

Là trò chơi đặt 29 thanh yut tròn lên bàn yut và người thắng là người đi lần lượt cả 4 ngựa trước. Trò chơi được tiến hành tính theo con số cuối cùng khi tung thanh yut, từng con trong số 4 con ngựa hoặc trong số đó chồng lên nhau, nếu đội nào mà có cả 4 con ngựa về điểm đích trước đối phương thì đội đó thắng. Khi này ngựa sẽ tiến trên bàn yut nhưng sẽ có những quy tắc và đường đi tắt, và có những đường vòng và những con số nên phải thật linh hoạt và phải xây dựng nhiều phạm vi tác chiến. Nếu ăn được ngựa của đối phương thì có thể tiếp tục tung yut một lần nữa.

Thả diều

Vào mùa đông, gió nhiều nên trò chơi tiêu biểu của trẻ em là thả diều. Bọn trẻ cũng thả diều vào tháng 12 nhưng theo sesipungsok thì sau khi lễ bái đầu năm xong trò chơi này mới chính thức bắt đầu cho đến Rằm tháng giêng. Người ta quan niệm rằng thả diều là thả điều xấu đi, nên trên diều người ta hay viết chữ “nghịch” hoặc “tống nghịch”, và “tống nghịch đón phúc”... thật to và thả tất cả chỉ quấn ở tay cầm ra, cắt đứt dây để diều bay thật xa.

Đạp lên thần đất (Jisinbal-ki)

Trong khoảng từ jongch’o đến Rằm tháng giêng, nhóm nông nhạc của làng đi từng nhà để chơi và cầu chúc cho mọi người, trò chơi này được có các tên gọi đa dạng như jisinbal-ki, mekuy, hoặc gollip...

Nhảy dây

Hội nhảy dây được tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng. Đó cũng là một nguyên tắc tiến hành vào đúng đêm rằm khi trăng lên. Ở Yong san thì trò đó chỉ chơi khi mặt trời lặn, đó là quan niệm của các bậc cao tuổi trong làng coi đây cũng như hành vi liên quan đến giới tính. Trò này đặc biệt có dây mái (bên Tây, bè con gái) và dây trống (bên Đông, bè con trai), còn có quan niệm phải là bên nữ thắng thì năm đó đất đai mới được mùa, đó là quan niệm về hành vi giới và là yếu tố quan trọng trong tín ngưỡng dân gian.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2938-02-633558762812812500/Le-hoi-va-cac-tro-choi-dan-gian/Minsok-mu...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận