Minsok mùa hè (tháng 5 - tháng 8)
Tháng 5 - 6 là khi bắt đầu vào vụ mùa và là thời điểm bận rộn nhất. Vì công việc bận rộn nên các buổi lễ của sêsipungsok bị rút ngắn lại. Thế nhưng cuối mùa là lúc phải lưu ý đến sức khoẻ. Vào đầu năm thì Gibôk sẽ xua đuổi và đề phòng được ác quỷ, nghịch thần, thế nhưng thời tiết thì bất thuận và dần nóng lên, đó là lúc dễ dàng mắc các loại bệnh tật. Chính vì vậy mà sêsipungsok là phong tục được truyền lại có liên quan đến sức khoẻ thời kỳ cuối vụ.
Gibok - trừ tà và phòng ngừa bệnh tật
Việc phòng ngừa sức khoẻ vào mùa hè đã có từ lúc jongjo. Để không bị ngấm cái nóng mùa hè buổi sáng ngày thượng nguyên Sangwon, người ta làm việc “bán cái nóng” và để ngăn chặn muỗi người ta cũng có phương pháp “đuổi muỗi”. Vào sáng ngày Thượng nguyên, trẻ em gặp bạn bè và gọi tên nhau rồi trả lời bằng giọng mũi “tôi sẽ mua cái nóng”.
Nếu làm vậy thì cái nóng trong 1 năm của mình sẽ được bán cho người khác và sẽ không bị chịu nóng nữa. Việc đuổi muỗi vào buổi tối ngày 14, giống như việc bán cái nóng và đến Jongjuk, người ta ra đường và kêu to “chúng tôi sẽ đem hết muỗi đi” và tin rằng muỗi sẽ biến mất. Đến tháng 4, những cánh đồng hoa bông sơn sẽ nở. Các thiếu nữ hái những bông hoa bông sơn, đem vò rồi dán vào móng tay và ngày hôm sau tháo chúng ra sẽ thấy móng tay đẹp hơn. Việc này gọi là “nhuộm móng tay bằng hoa bông sơn”. Họ quan niệm những chiếc móng tay được nhuộm đỏ không những rất đẹp mà còn có khả năng đuổi quỷ nên nó cũng mang ý nghĩa “bức tà”.
Ngày Đoan ngọ, phụ nữ gội đầu bằng nước cây jang-po đem đun lên và đến Đông Lưu để hứng nước. Họ còn cắt rễ cây jang po để làm cặp kẹp tóc và chia đôi tóc rồi nhuộm bằng yonji để “bức tà”. Vào kỳ sambuk-touy, người ta đi tìm dược thuỷ và ăn món gà tần sâm, kutang. Việc tìm thuỷ dược là cách duy trì sức khoẻ bằng cách tránh nóng, còn gà tần sâm và kutang là những món bổ dưỡng cho cơ thể. Để tăng thêm sức khoẻ lúc cuối vụ thì cần phải ăn những món ăn có chất dinh dưỡng.
Gipoong
Gipoong là lễ của nhà nông vào ngày 10 tháng 5 để cầu mong có mưa xuống. Người ta tin vào ngày này nếu mưa xuống thì sẽ được mùa và rất vui vẻ còn nếu không có mưa họ lo lắng sẽ bị mất mùa. Mưa vào ngày này gọi là “Thái tông vũ”. Ở vùng Honam, ngày này gọi là “Lão Yudu đến”. Họ làm bánh ttok và ra đồng để từng nắm vào dưới máng nước. Việc không để nước chảy trong con mương là việc làm nhằm cầu nguyện cho việc nông sự được trôi chảy, bội thu. Thỉnh thoảng người ta cũng làm bánh để vứt xuống cánh đồng hoặc con mương và đây cũng là hành động nhằm cầu nguyện cho mùa màng được bội thu. Đó là sự cầu nguyện bằng việc dâng hiến lễ vật cho các vị thần đang trông giữ ruộng vườn.
Trò chơi dân tộc
Đánh đu
Đánh đu là trò chơi của nữ giới vào ngày Đoan ngọ, người ta treo dây lên một cành cây to rồi đu. Những cô gái chỉ suốt ngày sống ở trong nhà ngày này được ra khỏi nhà tung bay trên không trung và thả những vạt váy dải áo tung bay trong gió. Hình ảnh đó như thể các tiên nữ đang chơi đùa nên người ta còn gọi trò chơi này là “Bisonhi”. Đến ngày tết Đoan ngọ, các thành phố cũng như vùng nông thôn đều tổ chức hội đấu vật và đánh đu. Có thể xem đánh đu là một trò chơi có tác dụng lớn trong việc tăng cường thể lực cho phụ nữ yếu mềm.
Vật
Vật là môn nuôi dưỡng tinh thần thượng võ làm tăng cường thể lực, có nhiều buổi lễ hội để các võ sĩ cọ xát và chuẩn bị cử hành lễ hội vào ngày Đoan ngọ. Trong thời Tam quốc, những người tham gia vào ngày đấu vật này được gọi là tráng sĩ và được chọn làm võ sĩ. Người thắng cuộc trong trận đấu vật được tặng các phần thưởng như bò vàng, gạo, vải vóc.
Gonu
Gonu là trò chơi mà trong lúc bận rộn của ngày mùa hạ chỉ cần có chút thời gian ngắn cũng có thể chơi được. Đây là trò chơi dành cho hai người chơi trên nền đất phẳng vừa đơn giản lại vừa rèn luyện trí năng. Vì cách chơi dễ không phức tạp như chơi cờ tướng hoặc cờ vây nên hầu như thanh thiếu niên nông thôn đều thích chơi. Những trò chơi mùa hè này tuy không nhiều nhưng có ý nghĩa làm người ta quên đi cái nóng và sự bận bịu của mùa vụ thể hiện việc cầu cho sức khoẻ trong ngày hè.