Tài liệu: Hàn Quốc - Hệ thống hóa xã hội

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Trật tự xã hội theo Khổng giáo đã từ lâu quy định cách ứng xử của người Triều Tiên ở một quy mô rộng lớn.
Hàn Quốc - Hệ thống hóa xã hội

Nội dung

Hệ thống hóa xã hội

Trật tự xã hội theo Khổng giáo đã từ lâu quy định cách ứng xử của người Triều Tiên ở một quy mô rộng lớn. Sự quan trọng của trật tự này thể hiện rất rõ trong ngày Tết, sau khi cúng bái tổ tiên, các thành viên trong gia đình cúi chào ông bà, cha mẹ, anh chị, họ hàng, tất cả dựa theo lứa tuổi. Những người trẻ thậm chí còn tìm đến những người có tuổi trong làng để tỏ lòng tôn kính họ bằng cách cúi chào, mặc dù hai bên không có quan hệ họ hàng gì.

Tại những cuộc họp, những buổi tụ tập đông người, những tiệc rượu, trật tự xã hội trở thành câu hỏi hàng đầu: ai phải chào ai trước, ai ngồi chỗ nào, ai được ngồi xuống trước, ai phải rót rượu cho ai trước. Đối với bạn thân, những người sinh trước được đối xử như anh, chị. Đối với hàng xóm, người ta phải dùng lời tôn kính với những người lớn hơn 10 tuổi; còn đối với những người chênh lệch dưới 10 tuổi người ta xưng hô với nhau một cách bình đẳng.

QUAN HỆ XÃ HỘI

Theo Khổng giáo, quan hệ giữa những người khác phái cũng dựa trên một trong năm mối quan hệ giữa con người với nhau, đó là quan hệ vợ chồng. Hệ thống này không phải với mục đích làm cho phụ nữ lệ thuộc vào nam giới, mà chỉ duy trì bổn phận của cả người nam lẫn người nữ, cùng với những quan hệ đạo đức đối với nhau. Trong việc thực hiện, tư tưởng này, vốn được học từ nhỏ, không những chỉ tác động đến vợ và chồng mà còn tác động đến tất cả các mối quan hệ giữa nam và nữ.

Ngay từ nhỏ, trẻ em đã chơi đùa và lớn lên một cách tách biệt theo giới tính, theo như câu châm ngôn ''Trai và gái từ lúc bảy tuổi không được ngồi chung trong một phòng''. Điều này được áp đụng, ngoại trừ đối với anh trai và em gái trong gia đình; những người này sẽ theo những qui tắc đạo đức khác chi phối các mối quan hệ gia đình.

Việc áp dụng nghiêm ngặt qui tắc này đã hạn chế nhiều đối với nữ giới, trong khi nam giới được nhiều tự do hơn. Cách ứng xử của nữ giới được qui định bởi tam cương: theo cha lục còn con gái, theo chồng lúc đã lấy chồng, và theo con trai khi chồng chết. Việc phụ nữ phục tùng nam giới không phải là do sự yếu kém hay thiếu sót bẩm sinh của phái nữ, mà là theo sự phân chia nghiêm ngặt của tổ chức xã hội. Vai trò của người đàn bà là ở 'bên trong', tức là trong nhà, lãnh địa kiểm soát của họ. Còn vai trò của người đàn ông là 'bên ngoài', và mối quan tâm của họ là đất nước và cuộc sống bên ngoài gia đình.

Bổn phận của người đàn bà là chăm sóc con cái, giúp đỡ chồng trong công việc, nấu nướng, may quần áo cho gia đình và tạo bầu không khí yên ấm trong gia đình để người đàn ông yên trí tập trung vào những vấn đề xã hội. Vai trò của người phụ nữ được thiết lập trong phạm vi gia đình và nữ giới được ông đợi gắn bó với vai trò đó.

Mặc dù ngày nay việc tuân thủ nghiêm ngặt các tư tưởng của Khổng giáo là hiếm hoi, nam giới và nữ giới Triều Tiên vẫn ý thức về vị trí của họ, thể hiện không những qua cách ứng xử mà còn qua cách ăn nói nữa. Tình yêu giữa nam giới và nữ giới thường hiếm khi thể hiện một cách lộ liễu, ngay cả giữa vợ với chồng. Cũng giống như trong gia đình và giữa bạn bè có những từ ngữ và những lời tôn kính đặc biệt để sử dụng với nhau, giữa vợ chồng cũng có những từ ngữ riêng để nói với nhau




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2276-02-633500919071250000/Van-hoa---xa-hoi/He-thong-hoa-xa-hoi.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận