Thiết bị Điện tử và Viễn thông
HÀNG ĐIỆN TỬ TIÊU DÙNG
Ngành công nghiệp hàng điện tử tiêu dùng bao gồm các thiết bị thính thị như ti vi và các dàn máy stereo, và các máy móc điện tử như máy giặt, tủ lạnh.
Năm 1997, ngành công nghiệp hàng điện tử tiêu dùng bị giảm 5% trong sản xuất vì sự giảm sút trong thị trường nội địa và sự suy yếu lớn về xuất khẩu. Sự suy yếu về xuất khẩu có thể giải thích qua hai nhân tố. Thứ nhất là trong những năm gần đó, các cơ sở của Hàn Quốc đã mở rộng việc sản xuất tại nước ngoài đối với những mặt hàng chính như ti vi màu, đầu máy và các sản phẩm audio. Thứ hai là các cơ sở của Nhật đã hoàn tất các chương trình cải tổ liên quan đến ,việc nâng cấp các loại sản phẩm sản xuất ở vùng Đông Nam Á.
Năm 1998 xuất khẩu có gia tăng. Riêng đối với các mặt hàng ti vi màu, đầu máy và các sản phẩm audio, lượng xuất khẩu không gia tăng mặc dù đồng Won giảm giá vì hệ thống sản xuất ở nước ngoài đối với những mặt hàng này đã được nâng cao. Mặt khác, lượng xuất khẩu gia tăng mạnh đối với các mặt hàng như máy giặt, tủ lạnh và máy điều hòa không khí, vốn có tỉ lệ thấp về sản xuất ở nước ngoài so với trong nước.
Nhập khẩu giảm mạnh trong năm 1998 vì sự sụt giá mạnh của đống Won. Tuy nhiên sau năm 1999 lượng nhập khẩu gia tăng do sự bãi bỏ hoàn toàn việc đa dạng hóa nguồn nhập khẩu vào đầu năm 1999, cùng với tình hình phục hồi các nhu cầu nội địa.
LINH KIỆN BÁN DẪN
Các chip bán dẫn là thành phần chủ lực trong một dải rộng các mặt hàng điện tử, từ máy vi tính đến các thiết bị viễn thông. Nói một cách tổng quát hơn, linh kiện bán dẫn sẽ là xương sống của Xã hội Thông tin trong lương lai. Ngành công nghiệp bán dẫn của Hàn Quốc hiện nay đang xếp thứ ba trên thế giới, sau Mỹ và Nhật, và chiếm tỉ 1ệ 30% trong số các chip bộ nhớ trên toàn cầu. Việc phân tích danh sách các công ty cho thấy rằng Sam sung Electronics là nhà sản xuất chip bộ nhớ lớn nhất thế giới, dẫn đầu trong công nghệ này và dẫn đầu về thị trường. Ngành công nghiệp này đã là một động lực mạnh mẽ trong sự tăng trường xuất khẩu của Hàn Quốc, với tỉ lệ trên 10% hàng xuất khẩu của Hàn Quốc năm 1997. Ngành công nghiệp bán đẫn này đã đóng vai trò hàng đầu trong việc đưa đất nước ra khỏi tình trạng khủng hoảng về kinh tế và tài chính.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp này rất nhạy cảm đối với sự dao động của thị trường vì nó lệ thuộc vào các chip bộ nhớ với 90% số lượng lợi nhuận. Điều tệ hại hơn nữa là công nghiệp này lệ thuộc lớn vào xuất khẩu, vốn rất nhạy cảm đối với giá cả lên xuống của các chip bộ nhớ, một sự kiện giải thích một phần cho sự việc nền công nghiệp bán dẫn của quốc gia đã bị tác động mạnh bởi sự dư thừa chip bộ nhớ trên thế giới, bắt đầu từ năm 1996. Một nhân tố chính nữa gây khó khăn cho nền công nghiệp này là việc nhu cầu về máy vi tính tăng rất chậm trên thế giới, mà vi tính là sản phẩm sử dụng tới 80% các chip bộ nhớ.
Vào khoảng tháng 9 năm 1997, việc xuất khẩu các chip bộ nhớ có dấu hiệu phục hồi. Tình hình thuận lợi này một phần do nhu cầu gia tăng ngoài dự kiến, đặc biệt là ở Mỹ. Nhưng không may, nhu cầu tăng mạnh này đã tạo được lợi nhuận rất ít vì nền công nghiệp sản xuất chip bộ nhớ trên thế giới đang bị đình đốn vì sự dư thừa. Việc giảm sút lợi nhuận đã ảnh hưởng đến việc dự trữ tiền mặt, và gây khó khăn cho việc lập các quỹ đầu tư cho các phương tiện sản xuất của thế hệ kế tiếp.
Tuy nhiên điều may mắn cho các nhà sản xuất chip bộ nhớ Triều Tiên là tất cả những đầu tư vào phương tiện sản xuất đã được hoàn tất vào nửa cuối năm 1997. Do đó, sự giảm sút lợi nhuận không có tác động gì đến việc sản xuất. Vấn đề lại nằm ở việc sản xuất trong thời gian sau năm 1998, vì tất cả những nhà sản xuất chip bộ nhớ Triều Tiên đã đình chỉ việc đầu tư cho việc sản xuất DRAM 64M và DRAM 256M. Trong khi đó các loại DRAM 16M, mặt hàng chính của nền công nghiệp này đã qua thời kỳ cao điểm của nó, và các loại DRAM 64M đang trở thành cao trào. Thị trường máy vi tính thế giới lúc này đang đổi mới vì tất cả những người sử dụng máy 486 muốn chuyển sang máy Pentium.
THIẾT BỊ VIỄN THÔNG
Ngành công nghiệp thiết bị viễn thông bao gồm các thiết bị có dây và thiết bị vô tuyến. Những thiết bị có dây gồm các loại điện thoại bàn, thiết bị tổng đài & chuyển đổi điện thoại, các thiết bị điện báo, và các loại phụ tùng. Thiết bị vô tuyến gồm các loại điện thoại không dây, các máy truyền tin, ti vi, các loại phụ tùng.
Việc sản xuất các thiết bị viễn thông trong năm 1997 đạt mức cao vì sự mở rộng thị trường nội địa và sự gia tăng trong xuất khẩu. Mặc dù có cuộc khủng hoảng tài chính và sự đi xuống của thị trường chứng khoán vào nửa cuối của năm 1997, thị trường nội địa về các thiết bị viễn thông đã gia tăng đều đặn vì có nhiều dịch vụ mới ra đời và các công ty viễn thông đi động bắt đầu cạnh tranh mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Các công ty này đã bắt đầu cung ứng dịch vụ điện thoại không dây thế hệ thứ hai, dịch vụ truyền thông dữ liệu không dây và các dịch vụ truyền thông cá nhân. Việc xuất khẩu đã phục hồi từ sự suy giảm năm 1996 bằng cách gia tăng xuất khẩu máy điện thoại di động sang Anh và Đức, cùng với việc mở rộng đầu tư về công nghệ viễn thông ở các nước đang phát triển.
Trong khi nhập khẩu các thiết bị viễn thông có dây và các thiết bị truyền thông dữ liệu không dây gia tăng, việc nhập khẩu các thiết bị viễn thông không dây, trong đó có điện thoại di động và các thiết bị của đài truyền hình đã giảm mạnh vì trong nước đã tự túc được trong những lĩnh vực quan trọng này. Kết quả là tổng lượng nhập khẩu về thiết bị truyền thông đã giảm.
Năm 1998 mức tăng trưởng về sản xuất các thiết bị viễn thông có giảm sút, vì sự trì trệ trong tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa, mức lãi suất tăng cao, thuế cao đã làm co rút việc đầu tư và nhu cầu tiêu dùng đối với những mặt hàng này. Thị trường nội địa cũng có chiều hướng suy giảm.
Việc xuất khẩu gia tăng do sức cạnh tranh về giá, được tác động bởi sự giảm giá của đồng Won và sự củng cố về việc tiếp thị nước ngoài của các công ty, để bù lại cho thị trường nội địa suy giảm. Nhập khẩu giảm vì thị trường nội địa đang ở tình trạng trì trệ.
MÁY VI TÍNH VÀ PHỤ KIỆN
Những sản phẩm chính mà Hàn Quốc sản xuất là các máy vi tính multimedia như các loại máy để bàn và máy tính xách tay, cùng với các loại phụ kiện như ổ đa cứng, ổ đa CD-ROM và máy in. Hàn Quốc đặc biệt vượt trội trong lĩnh vực phụ kiện máy tính. Trong năm 1997 tỉ lệ của phụ kiện so với tổng lượng sản phẩm máy tính là 83% trong số sản xuất và 95% trong số xuất khẩu.
Nhu cầu về máy tính và phụ kiện trên thế giới trong năm 1996 đã dừng lại, chủ yếu vì việc mua máy tính đã ở cao điểm vào năm 1995. Tuy nhiên, đối với Hàn Quốc thì điều này lại không đúng, đặc biệt và vào năm 1997. Mức tăng trưởng xuất khẩu của các nhà sản xuất máy vi tính Hàn Quốc đã duy trì ở tỉ lệ 14,8% năm 1997. Một số nguyên nhân chính giải thích cho điều này và nhu cầu cho máy tính và phụ kiện đã phục hồi trên một số thị trường chính của thế giới, và các nhà sản xuất Hàn Quốc đã cải tiến công nghệ cho các loại phụ kiện.
Mức xuất khẩu máy tính năm 1997 gia tăng 38,9% so với năm 1996 nhờ vào các chiến lược liên kết sản xuất giữa các nhà sản xuất máy tính lớn của Hàn Quốc với các công ty nước ngoài. Việc xuất khẩu các loại phụ kiện đã tăng khoảng 14%, được hỗ trợ bởi sự xuất khẩu các ổ cứng đung lượng cao, các loại ổ CD - ROM và ổ mềm. Xuất khẩu sang Mỹ, khối EU và Nhật đã gia tăng mạnh, nhưng sang các nước khác, trong đó có các nước Đông Nam
Á và Trung Quốc không gia tăng nhiều. Lý do của sự sút giảm này là cuộc khủng hoảng trao đổi nước ngoài tác động đến các nước Đông Nam Á và việc tăng sản lượng của các quốc gia mới công nghiệp hóa như Trung Quốc.
Nhu cầu về máy tính xách tay tăng cao do giá hạ nhiều, trong khi nhu cầu về máy tính để bàn lại giảm chút đỉnh do sự thay thế máy 486 bằng Pentium với số lượng không đáng kể. Việc sản xuất máy vi tính nằm trong khuynh hướng gia tăng đồng bộ với việc gia tăng xuất khẩu. Việc nhập khẩu các sản phẩm máy tính đã giảm 111%, do nhu cầu trong nước giảm cùng với sự thay thế bằng các mặt hàng do việc sản xuất mở rộng của các công ty Hàn Quốc.