Tài liệu: Hàn Quốc - Sản xuất

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Vào năm 1995, ngành công nghiệp ô tô của Hàn Quốc xếp vào hàng thứ năm trên thế giới,
Hàn Quốc - Sản xuất

Nội dung

Sản xuất

Ô TÔ

Vào năm 1995, ngành công nghiệp ô tô của Hàn Quốc xếp vào hàng thứ năm trên thế giới, với trên một triệu đơn vị được xuất khẩu. Ngành này cũng có sự hiện diện mạnh mẽ và đáng chú ý trong nền kinh tế quốc gia của Triều Tiên, chiếm 8% tỉ lệ xuất khẩu vào 9,6% tỉ lệ lao động trong các ngành công nghiệp sản xuất. Tuy nhiên, ngành công nghiệp ô tô của Hàn Quốc đã rơi vào tình trạng đình trệ nghiêm trọng khi nhà lắp đặt ô tô lớn thứ hai, Kia Motor Corp, bị phá sản và thị trường trao đổi của Hàn Quốc bị sụp đổ vào năm 1997. Thực tế là sự phá sản của Kia Motor có nguồn gốc từ sự đầu tư quá lố vào ngành công nghiệp sắt thép và xây dựng hơn là do ngành công nghiệp ô tô.

Lượng tiêu thụ ô tô nội địa đã chậm lại kể từ giữa thập niên 1990. Mức tăng trưởng trong mua bán nội địa, vốn không có sự tăng trưởng trong năm 1995, đã phục hồi với sự gia tăng 5,7% trong năm 1996 do tác dụng của việc bùng nổ nhu cầu ô tô con. Mức tăng trưởng này tương phản mạnh với mức tăng trưởng hai chữ số mà các nhà lắp đặt ô tô Hàn Quốc đạt được trong thị trường nội địa kể từ cuối thấp niên 1980. Cuộc khủng hoảng này đã tạo ra những suy giảm đáng kể trong thị trường nội địa.

Trong những năm tới, việc xuất khẩu ô tô của Hàn Quốc sẽ gia tăng nhiều. Điều này là nhờ những nhà lắp đặt ô tô sẽ có nhiều thuận lợi trong sự cạnh tranh về giá do kết quả của việc hạ giá đồng Won và việc giảm lương công nhân. Thêm vào đó, sự cơ giới hóa nhanh chóng của nền kinh tế đang phát triển sẽ đóng góp nhiều vào việc xuất khẩu ô tô của Hàn Quốc. Theo dự án Wark, sản lượng ô tô sẽ tăng từ 13,6 triệu đơn vị vào năm 1995 lên 42,8 triệu đơn vị vào năm 20/5. Trong năm 1996, tỉ lệ xuất khẩu sang các nước kém phát triển chiếm 50% tổng lượng ô tô xuất khẩu của Hàn Quốc. Con số này cho thấy rằng những nước kém phát triển đã trở nên thị trường xuất khẩu chính cửa Hàn Quốc.

ĐÓNG TÀU

Trong năm 1997, sản lượng của ngành công nghiệp đóng tàu Hàn Quốc có trị giá 6,94 tỉ USD, đạt tỉ lệ gia tăng 5,3% so với năm 1996. Tất cả sản lượng này đều dành cho xuất khẩu. Những đơn đặt hàng đã gia tăng kể từ cuối năm 1996, phần lớn là do giá cả thấp. Số đơn đặt hàng vào năm 1997 trị giá 10,4 tỉ USD, có tỉ lệ gia tăng 47,6% do với năm 1996.

Năm 1998, ngành đóng tàu Hàn Quốc phải chịu nhiều khó khăn. Những đơn đặt hàng trên thị trường thế giới giảm sút do sự suy giảm nhu cầu về tàu thủy. Nguyên nhân chính trong sự suy thoái này là sự phá sản của các công ty Hal1a Engineering ang Heavy Industries và Daedong Shipbuiding, đã làm hạ thấp mức tín dụng tài chính của các hãng đóng tàu.

Thêm vào đó, tình hình khan hiếm tiền mặt do cuộc khủng hoảng tiền tệ ở nước ngoài đã làm trầm trọng thêm sự đi xuống của các hãng đóng tàu. Để có thể lấy lại được uy tín quốc tế, ngành công nghiệp này phải thực hiện các chính sách điều chỉnh để vượt qua tình trạng kinh tế khó khăn này. Mặt khác, ngành công nghiệp này lại có được ưu thế cạnh tranh về giá so với Nhật Bản do việc hạ giá đồng Won.

MÁY MÓC

Nền công nghiệp máy móc của Hàn Quốc đã được ghi nhận có sự gia tăng liên tục về sản lượng cũng như xuất khẩu trong khoảng thời gian 1990 - 1996, do kết quả của sự gia tăng nhu cầu nội địa và nước ngoài. Tuy nhiên năm 1997, sản lượng máy móc nói chung chỉ đạt mức trị giá 37,7 tỉ USD, giảm 12,2% so với năm trước. Tỉ lệ tăng trưởng âm này do sự co rút trong việc đầu tư thiết bị nội địa và sự suy thoái chung của nền kinh tế Hàn Quốc.

Lượng xuất khẩu máy móc trong năm 1997 đã giảm 0,5% so với năm trước. Việc xuất khẩu sang châu Mỹ La tinh và vùng Trung Âu và Đông Âu vẫn thuận lợi, nhưng xuất khẩu sang Mỹ thì bị chững lại vì việc nhập khẩu từ Nhật tỏ ra có sức cạnh tranh về giá hơn là từ Triều Tiên, do việc đồng Đen giảm giá. Ngoài ra sự sụt giá đồng tiền của các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia và Malaysia đã có tác dụng âm tính về nhu cầu máy móc của Hàn Quốc việc nhập khẩu máy móc đã giảm 27,2% do sự co rút mạnh việc đầu tư vào thiết bị nội địa. Theo đó, mức thiếu hụt mậu dịch của ngành công nghiệp máy móc trong năm 1997 là 7,2 tỉ USD, giảm nhiều so với con số của năm 1996 là 13,2 tỉ USD.

Trong cuộc khủng hoang tài chính, hầu hết các cơ sở về máy móc nhỏ và vừa đã phải đối phó với một thời kỳ khó khăn do những khó khăn về tài chính. Kết quả là nhiều cơ sở máy móc nhỏ và vừa phải đi đến chỗ phá sản. Việc xuất khẩu máy móc trong năm 1998 có gia tăng chút đỉnh so với năm trước. Do việc giảm giá đồng Won so với đồng Đô la Mỹ, sự cạnh tranh về giá sẽ được cải thiện, tuy nhiên với tình hình đi xuống của đồng Đen Nhật, các nhà xuất khẩu cũng sẽ phải gặp sự cạnh tranh gay gắt. Ngoài ra lĩnh vực nhập khẩu của những những nước xuất khẩu máy móc chính chẳng hạn như các nước trong khối ASEAN và Trung Quốc cũng suy giảm do tình hình khủng hoảng tài chính ở Đông Nam Á.

MÁY MÓC CHÍNH XÁC

Ngành công nghiệp máy móc chính xác sản xuất các loại thiết bị đo lường, các dụng cụ y khoa, đồng hồ đeo tay, máy chụp ảnh và các loại máy móc, thiết bị tương tự.

Ngành công nghiệp máy móc chính xác là một công nghiệp tiên tiến, trong đó thị trường tăng trưởng nhanh chóng cùng với sự gia tăng về thu nhập và sự phát triển về công nghiệp. Hàn Quốc, với nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế, được coi là có tiềm năng lớn trong lĩnh vực này vì đó là một ngành công nghiệp tập trung cao vào công nghệ với sự tiêu  tốn năng lượng rất ít. Nhiều quốc gia đã phát triển và đang phát triển có cùng một quan điểm rằng máy móc chính xác là một ngành công nghiệp có giá trị cao với tiềm năng lớn, và từ đó tìm cách xúc tiến nó.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp máy móc chính xác của Hàn Quốc vẫn còn non trẻ và chỉ chiếm dưới 2% tổng lượng sản xuất của cá nước. So với các đối thủ tiên tiến hơn, ngành công nghiệp máy móc chính xác của Hàn Quốc có khuynh hướng xuất khẩu nhiều hơn, tập trung lao động nhiều hơn và có ít giá trị thu nhập hơn. Kể từ thập niên 1980, Hàn Quốc liên tục tìm cách phát triển ngành công nghiệp máy móc chính xác, chủ yếu với mục đích thay thế cho hàng nhập khẩu. Đến thập kỷ 1990, quốc gia này đã thành công trong việc tạo ra những thương hiệu riêng của mình đối với một số mặt hàng. Tuy nhiên, do nhu cầu về máy móc chính xác đã chuyển từ dạng đơn giản, dựa trên kỹ thuật analog sang dạng digital để tương thích với nhiều hệ máy tính khác nhau, nhu cầu của Hàn Quốc vẫn phải lệ thuộc nhiều hơn vào hàng nhập khẩu.

Sự đại tu của nền kinh tế Hàn Quốc trong thời gian gần đây đã có những ảnh hưởng cả dương tính lẫn âm tính đối với sự phát triển của nền công nghiệp máy móc chính xác. Điều cấp thiết cho chính quyền và ngành công nghiệp này là việc đánh giá cẩn thận các nhân tố khác nhau trong việc đưa ra các chính sách. Những thay đổi có lợi từ bên ngoài như việc giảm giá đồng Won so với đồng Đô la Mỹ và việc giảm nhập khẩu các mặt hàng máy móc chính xác do việc giám đầu tư nội địa đã nâng cao mức cân đối mậu dịch của Hàn Quốc về máy móc chính xác, do sự cạnh tranh gay gắt của các nước châu Á khác. Việc giảm giá đồng Won có thể làm tổn thương đến lợi nhuận của ngành công nghiệp máy móc chính xác vốn lệ thuộc rất nhiều vào việc nhập khẩu các linh kiện quan trọng. Tuy nhiên, việc đồng Won hạ giá hơn sẽ có tác động dương tính đối việc xây dựng các thương hiệu của Hàn Quốc, vốn đã bị phớt lờ vì hình ảnh kém cỏi của thương hiệu.

Mức độ tăng trướng toàn cầu của công nghiệp máy móc chính xác đã suy giảm trong thập kỷ 1990 do sự suy thoái chung của quốc tế, nhưng được hy vọng và sẽ duy trì một sự tăng trưởng đều đặn trong tương lai do sự gia tăng về nhu cầu đối với những sản phẩm tinh vi. Dụng cụ y khoa đã duy trì mức tăng trưởng hàng năm khoảng 7 - 8%, nhưng dụng cụ đo lường và đồng hồ đeo tay, vốn và những hàng xuất khẩu chính của Hàn Quốc, đã suy giảm 5% mỗi năm. Trong năm 1997, cả nhu cầu nội địa lẫn xuất khẩu đều giảm, và kết quả là sản xuất giảm 7,6%. Tuy nhiên, bất kể lịch sử ngắn ngủi của nó, nền công nghiệp máy móc chính xác của Hàn Quốc đã đạt được bước khởi đầu về công nghiệp hóa xuất khẩu do sự phát triển công nghệ liên tục, đa dạng hóa các nguồn nhập khẩu và nuôi dưỡng những nền công nghiệp địa phương.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2275-02-633500917106562500/Kinh-te/San-xuat.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận