Tài liệu: Hertz và sự phát minh sóng điện từ

Tài liệu
Hertz và sự phát minh sóng điện từ

Nội dung

HERTZ VÀ SỰ PHÁT MINH SÓNG ĐIỆN TỪ 

Nếu thế giới mà không có sóng điện từ thì sẽ không có vô tuyến điện báo, không có phát thanh và vô tuyến truyền hình như ngày nay. Sóng điện từ do nhà vật lý người Đức là Hertz (1857 - 1894) phát minh.

Từ năm 1868 nhà vật lý Maxwell đã dự đoán sự tồn tại của sóng điện từ bằng lý thuyết. Các nhà khoa học đã hết sức tìm cách chứng minh dự đoán này bằng thực nghiệm. Tháng 10. 1886 khi thí nghiệm phóng tia lửa điện, ngẫu nhiên Hertz phát hiện thấy một ở một hai đầu hở của một cuộn dây đặt gần đó có phát tia lửa điện. Hertz hết sức nhạy cảm với điều đó và đặt kế hoạch tiến hành nghiên cứu. Đến năm 1888 sau hơn một năm tiến hành nhiều thí nghiệm, thay đổi nhiều lần các hình thái dây dẫn, kích thước to nhỏ, chất liệu chế tạo và chủng loại, cự ly giữa thiết bị phóng điện và cuộn cảm ứng. . ., cuối cùng ông đã chứng minh sự tồn tại của sóng điện từ cũng như bản chất sóng điện từ. Loài người phải nhờ hơn 20 năm tính từ khi Hertz thấy phát tia lửa điện mới biết đến sóng điện từ. Vào thời, đó Hertz còn chưa ý thức được rằng phát minh này đã mở đầu cho một thời kì mới cho loài người sử dụng các nguồn phát sóng điện từ.

Sau này Hertz còn làm nhiều thí nghiệm. Ông cũng đã nghiên cứu ảnh hưởng của tia tử ngoại khi phát tia lửa điện, phát minh hiệu ứng quang điện, đó chính là hiện tượng vật chất phóng ra các điện tử khi bị chiếu sáng. Phát minh này đã được Einstein lấy làm cơ sở thực nghiệm để xây dựng học thuyết quang lượng tử.  Hertz còn qua thực nghiệm chứng minh rằng sóng điện từ là sóng ngang, truyền theo đường thẳng, có tính chất phản xạ khúc xạ phân cực như ánh sáng, cũng như có sự nhiễu xạ, giao thoa của loại sóng điện từ. Từ đó chứng minh học thuyết của Maxwell về sóng điện từ là chính xác, hoàn thiện thêm một bước hệ các phương trình Maxwell làm cho các phương trình này đẹp hơn, đối xứng, và đó chính là hệ các phương trình Maxwell hiện đại.

Hertz đã có cống hiến lớn cho nền văn minh nhân loại. Chính vào lúc loài người đang hy vọng vào ông thì tết năm 1894 ông bị trúng độc và qua đời lúc mới 36 tuổi. Nhà vật lý học Plank trong bà diễn văn đọc khi tưởng niệm ông đã phát biểu: Nhà vật lý mất sớm này chính là ''lãnh tụ của chúng ta''. Để ghi nhớ đến công tích của Hertz, người đời  sau này đã lấy tên Hertz đặt tênc cho đơn vị đo tần số và gọi đó là “Hec”.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/521-02-633335709625000000/Nhung-nguoi-tim-toi-quy-luat-van-dong--co-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận