KIRCHOFF VÀ LÝ THUYẾT VỀ MẠCH ĐIỆN
Nếu bạn đến tham quan các sở quản lý điện ở các thành phố bạn sẽ thấy các sơ đồ mạng cung cấp điện cho thành phố, chế tạo hết sức tinh xảo, thu nhỏ theo tỉ lệ đến 1/1000, 1/10.000. Một khi có nảy sinh sự cố ở đâu đó ta có thể biết ngay nơi xảy ra. Người cung cấp trí thức về mặt này đó chính là nhà khoa học Đức Kirchoff (1824 - 1887).
Từ những năm 40 của thế kỷ XIX, các nhà khoa học như Ampere, Ohm, Oersted và nhiều người khác, trong những công trình sáng tạo của mình, họ đã hoàn thiện cơ sở lý luận về điện từ học, nhờ đó mà môn điện kỹ thuật đã phát triển rất mạnh mẽ. Sự phát triển của điện kỹ thuật liên quan nhiều đến sự tiến bộ của lý thuyết mạch.
Vào năm 1845 Kirchoff về cơ bản đã giải quyết thành công vấn đề này. Ông đã viết một luận văn tại trường Đại học Billet. Luận văn thứ nhất sau này mang tên là định luật Kirchoff thứ nhất và thứ hai. Vận dụng hai định luật này người ta có thể giải quyết bất kỳ bài toán phức tạp nào trong mạch điện. Các nhà khoa học trên thế giới đều lập tức tiếp thu và sử dụng để giải quyết nhiều bài toán phức tạp về mạch điện.
Kirchoff còn nghiên cứu lý thuyết bức xạ nhiệt. Ông căn cứ vào lý thuyết cân bằng nhiệt và chỉ ra rằng : Các vật có thể hấp thụ và phát xạ bức xạ điện từ theo một tỉ lệ xác định. Đó là định luật Kirchoff về bức xạ. Định luật này có thể áp dụng vào bất kỳ nhiệt độ nào cũng như ở bất kỳ phạm vi nào của bước sóng. Trong phạm vi hóa học, Kirchoff cùng các nhà hóa học sáng tạo nên phương pháp phân tích quang phổ và đã dùng phương pháp này phát hiện các nguyên tố Xesi và Rubidi. Các nhà khoa học còn dùng phương pháp phân tích quang phổ phát hiện Tali, Iod cùng nhiều nguyên tố khác. Trong thiên văn học Kirchoff đã dùng phương pháp phân tích quang phổ để nghiên cứu các thiên thể, nhờ đó mà phát hiện được nhiều nguyên tố trong khí quyền mặt trời.