Tài liệu: Huyghens con người không sợ quyền uy

Tài liệu
Huyghens con người không sợ quyền uy

Nội dung

HUYGHENS CON NGƯỜI KHÔNG SỢ QUYỀN UY  

Nếu thế giới không có ánh sáng thì sẽ thành một đám tối đen. Thế nhưng ánh sáng là gì?

Một số người thấy từ luồng sáng, tia sáng hoặc sự phản xạ của ánh sáng trên gương phẳng mà nghĩ đến xem ánh sáng như các tia mưa từ trên trời rơi xuống nên cho rằng ánh sáng là do nhiều hạt nhỏ, sáng tạo thành. Có một số người lại lấy hình ảnh khi ta ném viên đá lên mặt hồ, sẽ tạo nên các sóng nước lan truyền mà xem ánh sáng như là các chuyển động sóng. Từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX hai giới khoa học đại diện cho hai trường phái đã tranh luận với nhau kịch liệt: Huyghens (1629 - 1695) người Hà Lan là đại diện của một trong hai phái đó.

Vào nửa sau thế kỷ XVII, Newton là một người có uy tín lớn trong giớl khoa học. Newton sáng lập học thuyết ''hạt'' về ánh sáng, cho rằng ánh sáng là các hạt đang chuyển động. Newton đã dùng lý thuyết hạt để giải thích sự truyền thẳng của ánh sáng, hiện tượng phản xạ trên gương, hiện tượng khúc xạ qua các mặt ngăn cách v.v. Thế nhưng Huyghens lại không cùng quan điểm. Ông cho rằng lý thuyết hạt không giải thích được nhiều hiện tượng phức tạp của tia sáng. Ông đã sáng lập nên học thuyết sóng về ánh sáng. Ông cho rằng lý thuyết sóng về ánh sáng không chỉ giải thích được sự phản xạ, khúc xạ hiện tượng lưỡng chiết (lưỡng chiết: chỉ hiện tượng có một số môi trường mà khi ánh sáng truyền qua mặt ranh giới không phải có một tia khúc xạ mà có hai tia khúc xạ -ND) mà còn giải thích được nhiều hiện tượng mà lý thuyết hạt về ánh sáng không giải thích được, từ đó phá vỡ sự độc chiếm của học thuyết hạt về ánh sáng. Do uy tín của Newton rất lớn nên, lúc bấy giờ đa số các học giả ủng hộ lý thuyết hạt, còn Huyghens thuộc về phái thiểu số, bị cô lập '' Thế nhưng ông đã không sợ quyền uy, kiên trì ý kiên trì ý kiến độc lập của mình. Lý thuyết sóng về ánh sáng đã có tác dụng quan trọng thúc đẩy vật lý học cận đại phát triển. Sự thực thì cả hai học thuyết hạt -và học thuyết sóng về ánh sáng đều xuất phát từ hai phía khác nhau phản ánh bản chất của ánh sáng. Trên cơ sở đó vật lý học cận đại đã phát triển và chứng minh rằng ánh sáng vừa có tính chất hạt, vừa có tính chất sóng.

Huyghens cũng là người sớm nhất phát minh ra quy luật chuyển động con lắc, và đã dùng chuyển động con lắc để đo gia tốc trọng lực tại thành phố Paris.  Theo yêu cầu của hội khoa học Hoàng gia Anh ông nghiên cứu chế tạo thành công cầu gõ chuông bằng kim loại. Ông còn cho rằng vật chất có chứa năng lượng, năng lượng vật chất là không đổi, đó là tư tưởng rất đặc sắc vào thời đó. Ông đã dùng ông kính viễn vọng tự chế tạo để quan sát Thổ tinh, và phát hiện trong vành sáng Thổ tinh có sáu vệ tinh, phát hiện chòm sao Lạp Hộ v.v…

Ông đă phát minh kính đeo mắt Huyghens có hiệu quả rất tốt, đến ngày nay vẫn còn sử dụng. 

Huyghens còn là người trung hậu, thẳng thắn, làm nhiều nói ít. Ông làm được nhiều công việc nghiên cứu có ý nghĩa trọng đại, nhưng ít công bố. Chỉ đến khi ông qua đời, người ta mới chỉnh lý các di cảo của ông, mới thấy khâm phục tính nghiêm túc, cẩn thận cũng như tinh thần độc lập suy nghĩ của ông.  




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/521-02-633335675673437500/Nhung-nguoi-tim-toi-quy-luat-van-dong--co-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận