Tài liệu: Poincaré - nhà toán học toàn năng

Tài liệu
Poincaré - nhà toán học toàn năng

Nội dung

POINCARÉ - NHÀ TOÁN HỌC TOÀN NĂNG 

Một nhà toán học có uy tín đã nhận định như sau về Poincaré: “Poincaré là nhà toán học cuối cùng có hiếu biết toàn diện cả lý thuyết toán học cả về ứng dụng''. Bước vào thế kỷ 20, toán học đã trở thành một khoa học nhiều ngành, đã ở vào mức độ rất cao. Với một cá nhân mà muốn đạt đến đỉnh cao trong mọi lĩnh vực toán học là điều không thể được, nhưng với Poincaré thì điều đó là sự thực, ông là nhà toán học toàn tài.

Toán học đã được chia thành bốn lĩnh vực lớn: toán tính, đại số, hình học và giải tích. Poincaré đã đạt được nhiều thành quả nghiên cứu trong cả bốn lĩnh vực và đều ớ vị trí hàng đầu. Ông đã giải quyết thành công bài toán chuyển động ba vật thể kiểu Mặt Trời - Trái Đất - mặt Trăng. Ông cũng là người ở vị trí trụ cột của hai ngành vật lý hiện đại: cơ học lượng tử và lý thuyết tương đối. Ông nghiên cứu khoa học, triết học và đưa ra ''học thuyết ước tính'' lại bàn về phép tắc trong cơ sở nhận thức lý tính của loài người, được nhiều nhà triết học coi trọng. Trong vòng 34 năm miệt mài nghiên cứu ông đã công bố 500 luận văn hơn 30 tác phẩm khoa học, nhận được nhiều giải thưởng ở các nước Pháp, Anh, Nga, Thụy Điển, Áo, được mời làm viện sĩ ở hơn 30 viện Hàn lâm khoa học.

Ngày 26.6.1912 Poincaré qua đời sau 20 ngày lâm bệnh, thời gian này ông còn diễn thuyết một lần cuối cùng. Ông nói người ta sinh ra ở đời là phải liên tục đấu tranh”. Poincaré thực tế đã tiến hành đấu tranh suốt đời. Nhân một lần bị bệnh, ông nói năng không còn lưu loát, viết vẽ cũng rất khó khăn để 1ại di chứng tê liệt cuống họng cơ thể suy nhược. Không ít người cho ông đã là người tàn phế. Sau khi ông trở thành một nhà toán học, một nhà trắc nghiệm tâm lý công nhiên cho ông là phế nhân (người tàn phế).

Các thành tựu mà Poincaré đạt được là do ông đã tập trung ý chí cao độ. Poincaré rất ham thích đọc sách và đọc với tốc độ nhanh, trí nhớ tốt và chính xác. Vì thị lực không tốt lắm nên ông viết chữ khó khăn, khi lên 1ớp ông không ghi chép mà chủ yếu tập trung nghe giảng suy nghĩ, lý giải ôn luyện lâu dài. Ông vận dụng trí não hoàn thành các phép toán phức tạp, có khả năng suy nghĩ nhớ cả luận văn dài. Năm 1871, Poíncaré 17 tuổi ông thi vào trường cao đẳng công nghiệp, gây được sự chú ý của các giáo sư chấm thi. Poincaré đã giải quyết dễ dàng các bài toán khó mà họ đặt ra, do đó họ có nhân nhượng vài phần về khả năng vẽ hình của ông, nên nhà trường vẫn đặc cách thu nhận ông. Năm 1879 Poincaré 25 tuổi, ông nhận học vị tiến sĩ toán học, vào năm ông 32 tuổi ông được phong chức giáo sư vật lý và toán học. Sau đó ông còn miệt mài công tác ở viện Địa lý 26 năm nữa.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/520-02-633335651741875000/Cac-nha-toan-hoc-cu-phach-tren-the-gioi/Po...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận