PLANCK – NGƯỜI SÁNG LẬP HỌC THUYẾT LƯỢNG TỬ
Nhà vật lý người Đức planck (1858-1947), người sáng lập thuyết lượng tử, đã đột phá mối nguy cơ của vật lý học vào đầu thế kỷ XX, đã thúc đẩy vật lý học và toàn bộ nền khoa học tự nhiên hiện đại tiến lên phía trước . Năm 1918, Planck đã được tặng giải thưởng Nobel về vật lý học.
Vào thời trước planck, các nhà vật lý khi nghiên cứu hiện tượng bức xạ nhiệt của các vật thể và nhiệt độ của chúng theo quan điểm vật lý cổ điển, họ đã phát hiện thấy hiện tượng mất cân bằng lớn giữa nhiệt độ của các vật và nhiệt lượng bức xạ. Hiện tượng này được các nhà vật lý cho rằng vật lý học đang bị một đám mây đen bao phủ. Bấy giờ người ta cho rằng khoa học vật lý toàn thiện, toàn mĩ đang bước vào giai đoạn khủng hoảng. Học thuyết lượng tử do Planck sáng lập đã giải quyết khủng hoảng này của vật lý về một phương diện (phương diện khác được giải quyết nhờ học thuyết tương đối). Năm 1900 Planck đã đưa ra một công thức phù hợp với thực nghiệm . Trong công thức này, ông đưa vào một ký hiệu h và đặt tên là lượng tử. Đấy là một phát minh phi thường. Trước đấy, người ta cho rằng có thể chia nhỏ năng lượng đến mức độ nhỏ tuỳ ý. Sự xuất hiện của lượng tử chỉ ra rằng, chỉ có thể chia nhỏ năng lượng đến một đơn vị nhỏ nhất xác định, đơn vị nhỏ này chính là ''năng lượng lượng tử!”, nó có liên quan với tần số bức xạ. Để ghi nhớ phát minh mới này, khoa học thế giới đã đặt tên h là hằng số Planck.
Tư tưởng mới của Planck đã giúp người ta cởi bỏ được sự trói buộc của vật lý học cổ điển. Vào đầu thế kỷ này dựa vào học thuyết lượng tử của Planck một nhà vật lý trẻ đã sáng lập ra môn cơ học lượng tử, khiến loài người đã mở ra được thế giới vi mô tân kỳ, nhận thức của loài người một lần nữa được chắp thêm cánh, về căn bản đã thay đổi được cách nhận thức của loài người đối với giới tự nhiên.
Sau khi Planck dấn thân vào con đường khoa học, cho dù bất kỳ khó khăn nào cũng không làm ông dao động, từ bỏ quyết tâm hiến thân vì khoa học. Gia đình của Planck liên tiếp gặp nhiều điều bất hạnh: 1907 vợ của ông chết, 1916 con, trai ông bị tử trận trong Chiến tranh thế giới I; các năm 1917, 1918 hai người con gái bị chết trong khi đẻ, năm 1944 con trai lớn của ông bị Hitler xử tử. Planck đã quên đi nỗi đau buồn riêng, làm hết việc này đến việc khác nhằm cống hiến cho khoa học. Điều rất đáng quý là trong thời gian Chiến tranh thế giới II, con người danh cao đức trọng là Planck đã hết sức giúp đỡ, ủng hộ các nhà khoa học Do Thái bị bọn phát xít bức hại đang rên xiết chạy trốn. Bấy giờ Hitler đã từng nói: Nếu không vì Planck tuổi tác đă cao thì đã tống ông ta vào trại tập trung. Do những phát minh vĩ đại cũng như phẩm cách cao quý đã khiến cho Planck trở thành một tên tuổi vĩ đại trong số các tên tuổi vĩ đại của lịch sử khoa học thế giới. Đúng như lời của Laue, học sinh của Planck, người được giải thưởng Nobel từng nói: chừng nào nhà khoa học còn tồn tại thì tên tuổi của Planck mãi mãi còn được ghi nhớ (hay có thể thay bằng câu: ''Tên tuổi của Planck tồn tại mãi mãi với khoa học'' ND).