HOÀNG TỬ TOÁN HỌC – GAUSS
Nhà toán học Đức – Gauss (1777 - 1855) từ nhỏ đã tỏ ra thông minh hơn người. Một buổi tối, cha ông ngồi tính toán dưới ánh sáng đèn. Sau một thời gian dài miệt mài, cha ông thốt lên: “ cuối cùng rồi cũng tính xong”. Lúc bấy giờ chú bé Gauss tuổi mới lên ba kêu lên: ''Bố ơi bố tính sai rồi''.
Ông bố hết sức kinh ngạc khi thấy Gauss đương đứng và nhìn ông tính toán.
Ông bố bán tín bán nghi, một lần nữa soát lại các phép tính, mới phát hiện là quả có tính sai thật.
Khi còn học ở bậc tiểu học có một lần thầy giáo ra cho cả lớp một bài toán: Hãy tính tổng các số tự nhiên từ l cho đến 100. Thầy giáo cho rằng chắc các học sinh của ông phải sau một thời gian lâu mới có được lời giải nên khi viết xong đầu bài, ông ngồi xuống để xem sách. Nào ngờ ông chừa kịp ngồi lập tức đã có một học sinh giơ tay nói: ''Thưa thầy, em đã giải xong rồi''. Thầy giáo hết sức kinh ngạc khi thấy đó là học sinh nhỏ nhất. Thầy giáo đi đến bên cạnh và thấy trong vở của cậu học sinh ghi con số 5050 Thầy hỏi ''Em tính như thế nào?'' Thế không phải bằng (1+ 100) x 50 sao? Thầy giáo nghe xong hết sức khen ngợi cậu học sinh. Và để khuyến khích cậu bé, thầy giáo đã mua tặng cậu bé một quyển sách toán.
Gauss chăm chỉ cần cù học tập năm 11 tuổi đã phát minh hai định lý, năm 17 tuổi phát minh luật tác dụng qua lại hai lần. Năm 18 tuổi ông đã phát minh ra phương pháp dùng Eke và compa vẽ hình 17 cạnh đều nội tiếp, giải quyết một bài toán khó đã tồn tại suốt 2000 năm. Năm 21 tuổi ông là giảng viên đại học, 22 tuổi nhận được học vị tiến sĩ. Năm 1804 ông được chọn và được mời là hội viên hội khoa học Hoàng gia Anh. Từ năm 1807 đến năm 1855 (năm ông qua đời) ông đảm nhiệm chức vụ giáo sư trường Đại học Gottingen vừa là đài trưởng đài thiên văn Gottingen. Ông là viện sĩ của Viện Hàn lâm khoa học Pháp cùng nhiều viện Hàn lâm của nhiều nước khác, được chọn là một trong nhưng nhà toán học vĩ đại nhất trong lịch sử toán học. Ông đã sử dụng có hiệu quả các thành tựu của toán học vào các lĩnh vực thiên văn, vật lý v.v và là nhà thiên văn, nhà vật lý học nổi tiếng, cùng với Archimede, Newton là những nhà khoa học hàng đầu trong mọi thời đại.
Gauss say mê nghiên cứu khoa học đến gần như mụ cả người. Một lần ông đang nghiên cứu một vấn đề rất sâu xa người nhà đến báo tin: ''phu nhân bị ốm nặng, Gauss tựa hồ không nghe thấy, vẫn tiếp tục làm việc. Sau một, lúc người nhà lại đến báo: ''Phu nhân bị bệnh rất nặng, xin mời ông về ngay''. Gauss trả lời: “Ta sẽ đến ngay'' và lại tiếp tục làm việc. Người nhà lại đến báo lần thứ ba: ''phu nhân sắp tắt thở''. Gauss ngẩng đầu trả lời: ''Bảo bà chờ ta một chút, ta về ngay''.
Gauss suốt một đời tận tuỵ vì khoa học, ông qua đời vào ngày 23.2.1855. Để tưởng niệm ông, trường đại học Gottingen đã chạm tượng ông trong một hình 17 cạnh đều. Ông được chọn là nhà toán học vĩ đại của thế kỷ 18 và 19, được tôn vinh là ông Hoàng toán học trong 100 năm trở lại đây.