Tài liệu: Euler nhà toán học mù

Tài liệu
Euler nhà toán học mù

Nội dung

EULER NHÀ TOÁN HỌC MÙ  

Vào ngày 18.9.1783, hai anh em Mongolfier người Pháp đã tiến hành lần thí nghiệm thứ hai cho khinh khí cầu bay lên cao. Vào trưa ngày hôm đó, tại thành phố Saint - peterbourg nước Nga, một ông già mù mời các bạn bè dự buổi mừng các kết quả tính toán về khinh khí cầu của ông đã được chứng minh. Sau bữa ăn, ông rời đám đông để tính toán quĩ đạo của Thiên vương tinh, bỗng nhiên cái tẩu  trong tay ông rơi xông đất, hai tay ông bưng lấy đôi mắt, rồi ông không tỉnh lại nữa. Cụ già mù vì sự nghiệp phục vụ loài người phấn đấu đến phút cuối của đời mình đó là Euler (1707 - 1783) nhà toán học nổi tiếng, người Thụy Sĩ.

Euler sinh ra tại thành phố Bâle thuộc đất nước Thụy sĩ. Euler say mê toán học từ thuở bé. Vào năm 13 tuổi ông đã vào học tại trường đại học Bâle, là một học sinh ưu tú trong học tập. Năm 17 tuổi ông đã là thạc sĩ của trường đại học Bâle và là thạc sĩ trẻ tuổi nhất trong lịch sử của trường này. Năm 18 tuổi ông bắt đầu công bố luận văn, 19 tuổi ông viết luận văn về cột buồm và được giải thưởng của Viện Hàn Lâm khoa học Paris.

Năm 1927, Euler được mời đến làm việc tại Viện Hàn lâm Peterbourg ở nước Nga đến năm 1733 ông được phong là phó giáo sư rồi giáo sư. Do công việc quá bận rộn, điều kiện sinh hoạt lại quá khó khăn, năm 28 tuổi, mắt phải của ông bị mù. Từ năm 1741 - 1766, Euler được Viện Hàn lâm Berlin mời đến làm việc tại nước Phổ, ông làm việc 25 năm cho quốc vương Phổ. Vào năm l766, nữ hoàng Nga Catherine đệ nhị lại đích thân mời ông đến Peterbourg. Điều kiện làm việc của Euler bấy giờ tuy có được cải thiện, nhưng cường độ công việc đã vượt quá sức ông. Do làm việc quá nhiều, mắt trái của ông lại bị mù nốt. Tiếp theo đó lại bị hoả hoạn, đại bộ phận sách vở và bản thảo của Euler bị thiêu ra tro. Nhưng Euler không hề khuất phục. Ông nói: ''Nếu như vận mệnh là một tảng đá, tôi sẽ hóa thành một cái chuỳ để nghiền nát nó''. Hoả hoạn qua đi, Euler lại cùng tuổi già và đêm tối đấu tranh với nhau suốt 17 năm trời. Ông đã cùng các trợ thủ thảo luận dùng phương thức truyền miệng đã hoàn thành nhiều luận văn và các tác phẩm khác, ông đã làm việc cho đến phút cuối của đời mình.

Euler đạt được nhiều thành tựu huy hoàng trong nhiều phương diện: toán học, vật lý, thiên văn, kiến trúc thậm chí cho đến cả trong phạm vi âm nhạc và triết học. Trong nhiều lĩnh vực của toán học ta thường gặp công thức cũng như các định lý và hằng số quan trọng mang tên Euler. Ngày nay trong các giáo trình toán học có các ký hiệu i (tức ) ký hiệu hàm số f(x),  ký hiệu tổng số, sin, cos (các hàm lượng giác) đều do Euler đặt ra và phổ biến. Dự đoán Goldbach là do Goldbach cùng với Euler trao đổi với nhau và đưa ra. Euler còn đầu tiên hoàn thành việc tính toán chính xác quĩ đạo chuyển động của Mặt trăng Trái đất, sáng lập ra môn cơ học giải tích, cơ học vật rắn cũng như khoa học cơ học; thiết kế, tính toán để mở rộng phạm vi nhìn của kính viễn vọng, tăng khả năng của kính hiển vi.

Sở dĩ Euler đã đạt được nhiều thành tựu vĩ đại là do ông đã có một trí nhớ tuyệt hảo; khả năng tập trung tư tưởng, không chịu ảnh hưởng của ồn ào, tự mình trấn tĩnh, siêng năng miệt mài.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/520-02-633335079014375000/Cac-nha-toan-hoc-cu-phach-tren-the-gioi/Eu...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận