Tài liệu: Hilbert người chỉ đường cho toán học thế kỷ XX

Tài liệu
Hilbert người chỉ đường cho toán học thế kỷ XX

Nội dung

HILBERT NGƯỜI CHỈ ĐƯỜNG CHO TOÁN HỌC THẾ KỶ XX 

Vào ngày 8.8.1900, tại đại hội toán học quốc tế lần thứ hai, nhà toán học Đức Hilbert (1862 - 1943) đã đề ra cho các nhà toán học của thế kỷ 23 bài toán khó. Từ đó các nhà toán học của toàn thế giới bị thu hút tập trung sức để giải các bài toán này. 23 bài toán này là hình ảnh thu nhỏ của sự phát triển khoa học toán học của thế kỷ này. Đúng là việc nghiên cứu các bàn toán này đã thúc đẩy toán học của thế kỷ XX phát triển.

Các công trình của Hilbert động chạm đến nhiều vấn đề cơ bản của toán học. Từ sau thế kỷ XIX khi xuất hiện hình học phi Euclide khác với hình học Euclide, hình học phi Euclide đã làm bộc lộ các nhược điểm của hình học Euclide, một môn hình học mà cho đến lúc đó còn được xem là hoàn thiên chặt chẽ, và vạch rõ yêu cầu cần phải cải tiến hình học Euclide. Trong một tác phẩm rất nổi tiếng ''Cơ sở hình học'' Hilbert đã đưa ra một hệ thống tiên đề chặt chẽ cho hình học, làm cơ sở vững chắc để lập nên các ngành toán học mới của thế kỷ XX.

23 bài toán mà Hilbert đưa ra năm 1900 được đánh dấu là các đỉnh cao của Toán học thế kỷ XX, có ảnh hưởng hết sức to lớn. Dự đoán Goldbach cũng là một trong các bài toán đó. Nhà toán học đại biểu cho nền toán học Trung Quốc Trần Công Đồng đã có một bước đột phá vào bài toán này nhưng chưa giải quyết được triệt để. Trường phái toán học do Hilbert lãnh đạo đã phất ngọn cờ tiếp theo toán học của thế kỷ trước Hilbert được tôn vinh là ''ông vua không vương miện của toán học.''

Hilbert sinh ra tại nước Phổ. Từ nhỏ đã rất giỏi toán. Một người thân của ông nhớ lại: cậu bé Hilbert phải nhờ mẹ giúp cho khi “làm văn” nhưng lại có thể cùng với thầy giáo giải các bài toán khó. 18 tuổi Hilbert vào học đại học, đến năm 23 tuổi ông nhận được học vị tiến sĩ.

Hilbert không chỉ là nhà toán học kiệt xuất mà còn là một người có tư tưởng tự do một chiến sĩ đấu tranh cho nền dân chủ. Hilbert qua đời vào ngày 14.2.1943. Người đời đã khắc trên bia mộ của ông một câu châm ngôn của ông: ''Chúng tôi cần hiểu biết, chúng tôi muốn hiểu biết''.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/520-02-633335654453750000/Cac-nha-toan-hoc-cu-phach-tren-the-gioi/Hi...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận