HOA LA CANH LÀM VIỆC CHO ĐẾN NGÀY CUỐI CÙNG CỦA CUỘC ĐỜI
Vào ngày l2.6.1985, tại một cuộc hội nghị khoa học quốc tế ở Tokyo, một giáo sư toán học 71 tuổi là Hoa La Canh (1910 – 1985) đã dùng tiếng Anh lưu loát đọc một báo cáo hết sức đặc sắc ghi ông nói lời cuối của báo cáo lúc mọi người đang vỗ tay tán thưởng, thì ông bỗng gục xuống. Ông chưa kịp nhận bó hoa tươi mà thanh giả đem tặng thì nhà toán học nổi tiếng thế giới, một ngôi sao sáng đột nhiên bị sa.
Hoa La Canh xuất thân từ một gia đình tiểu thương tại huyện Kim Đàn, tỉnh Giang Tô, từ nhỏ ông rất ham thích toán học và rất thông minh. Có một lần thầy giáo ra một bàn toán có một số đồ vật chưa biết là bao nhiêu chỉ biết nếu đếm chập ba thì dư hai, đếm chập năm thì dư ba, đếm chập bảy thì dư hai, hỏi có bao nhiêu đồ vật? Thầy giáo vừa dứt lời thì Hoa La Canh buột miệng trả lời ngay “23!” Thầy giáo gật đầu khen khả năng tính toán của Hoa La Canh. Rất tiếc 1à do gia cảnh khó khăn, Hoa La Canh phải bỏ học để làm nhân viên bán hàng, vừa làm việc vừa tự học. Năm 18 tuổi ông lại bị bệnh thương hàn. Ông đã phải chiến đấu với tử thần suốt nửa năm trời tuy ông đã chiến thắng cái chết nhưng bị dị tật suốt đời, thọt chân phải.
Năm 1930, lúc 19 tuổi ông viết bài báo ''Về việc không lập được phương trình Đại số Tô Gia Câu bậc năm'' đăng trên tạp chí '' Khoa học” Thượng Hải. Qua bài báo, gíáo sư Hùng Khánh Lai chủ nhiệm khoa toán trường Đại học Thanh Hoa thấy được đây là một tài năng toán học. Ông hỏi mọi người xung quanh: “ Anh ta là lưu học sinh của nước nào vậy? Công tác ở trường Đại học nào?”. Khi Giáo sư Hùng Khánh Lai biết Hoa La Canh là một nhân viên bán hàng 19 tuổi, ông hết sức cảm động và chủ động mời Hoa La Canh đến Đại học Thanh Hoa. Trong bốn năm học tập ở trường Đại học Thanh Hoa, dưới sự chỉ đạo của giáo sư Hùng Khánh Lai, Hoa La Canh miệt mài gian khổ học tập viết liền 19 luận văn, sau đó được cử sang du học ở Anh và nhận được học vị tiến sĩ tại đó. Ông nghiên cứu sâu sắc toán học, đưa ra định lý Hoa La Canh nổi tiếng.
Trong thời kỳ kháng Nhật, ban ngày Hoa La Canh miệt mài dạy học, tối đến đốt đèn nghiên cứu. Trong điều kiện gian khổ đó Hoa La Canh đã viết 20 1uận văn và một quyển sách dày với nhan đề “học thuyết về tích lũy số”. Ông chú ý đến việc liên hệ 1ý luận với thực tế. Từ năm 1958, ông đã bôn ba trên 20 tỉnh, thành, khu tự trị, vận động nông dân sử dụng phương pháp chọn lọc ưu tiên trong nông nghiệp. Có một lần, một kí giả hỏi ông: “Nguyện vọng to lớn nhất của ngài là gì? ” Ông không chần chừ mà trả lời ngay: ''Được làm việc đến ngày cuối cùng''. Đúng là ông đã vì khoa học gian khổ làm việc đến ngày cuối cùng của đời mình.