Tài liệu: Trần Kiện Công - Người làm rung động quần đảo Nhật Bản

Tài liệu
Trần Kiện Công - Người làm rung động quần đảo Nhật Bản

Nội dung

             TRẦN KIỆN CÔNG - NGƯỜI LÀM RUNG ĐỘNG QUẦN ĐẢO NHẬT BẢN 

Nhà toán học nổi tiếng Trung Quốc Trần Kiện Công (1893 - 1971) đã nhận học vị tiến sĩ lý học vào năm 1929. Trong buổi lễ chúc mừng ông, người hướng dẫn khoa học của ông là giáo sư người Nhật Đô Basi đã phát biểu: “Trong sự nghiệp giáo dục của tôi, không có nhiều thành tựu lắm. Riêng đối với tôi, anh học sinh Trung Quốc Trần Kiện Công, là người làm vinh dự cho tôi nhiều nhất.”.

Trần Kiện Công người huyện Thiệu Hưng tỉnh Triết Giang từ nhỏ đã học giỏi, học giỏi đều các môn, nhưng học giỏi nhất là về toán. Từ năm 1913 đến năm 1929. Trần Kiện Công ba lần du học tại Nhật Bản. Năm 1929 ông nhận học vị tiến sĩ lý học tại Nhật Bản là nguời Trung Quốc đầu tiên nhận được học vị tiến sĩ lý học tại Nhật Bản, kể từ đầu thế kỷ cho đến nay và cũng là một người ngoại quốc đầu tiên nhận được học vị cao quí này ở Nhật Bản. Sự kiện này làm rung động quần đảo Nhật Bản. Bấy giờ, giáo sự Đô Basi, người lãnh đạo khoa học của ông đương khổ vì trong lĩnh vực khoa học của mình chưa có tài liệu bằng tiếng Nhật mà khi lên lớp lại phải dùng tài liệu bằng tiếng Anh. Giáo sư giao phó cho Trần Kiện Công nhiệm vụ dùng tiếng Nhật để viết bộ sách “Lý thuyết hàm tam giác”, phản ánh những thành quả mới về lĩnh vực này trên thế giới và cũng bao quát những điều tâm đắc mà Trần Kiện Công đã nghiên cứu. Khi viết sách ông đã đưa ra nhiều thuật ngữ tiếng Nhật mà cho đến nay vẫn còn được sử dụng.

Sau ngày về nước, Trần Kiện Công được mời làm giáo sư toán học của trường Đại học Triết  Giang. Ông đã cùng giáo sư Tô Bộ Thanh từ năm 1931, bắt đầu lập nhóm chuyên đề toán học. Các giáo sư cả trẻ lẫn già cũng như toàn thể sinh viên cùng tiến hành các thảo luận nghiêm túc,  bồi dưỡng cho họ khả năng độc lập nghiên cứu và công tác khoa học, hình thành trường phái toán học Trần - Tô ở Trung Quốc. Trường phái khoa học này đại diện cho lý thuyết hàm số và lý thuyết hình học vi phân Trung Quốc với trình độ cao.  




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/520-02-633335659473593750/Cac-nha-toan-hoc-cu-phach-tren-the-gioi/Tr...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận