Tài liệu: Archimède - Người muốn bẩy cả Trái Đất

Tài liệu
Archimède - Người muốn bẩy cả Trái Đất

Nội dung

ARCHIMÈDE – NGƯỜI MUỐN BẨY CẢ TRÁI ĐẤT 

Người phát hiện nguyên lý đòn bẩy sớm nhất là Archímède (287 - 212 trước công nguyên) thời cổ Hy Lạp. Nguyên lý đòn bẩy lá nguyên lý cơ sở cho thiết kế các loại máy móc. Chính nguyên lý đòn hẩy đã sáng tạo nhiều kỳ tích trong cuộc sống loài người. Để giải thích ý nghĩa của đòn bẩy cho nhà vua, Archimède đã từng nói một câu hết sức tự tin: “Nếu cho tôi một điểm tựa, tôi có thể bẩy được cả Trái đất. ''Đương nhiên là người ta không thể tìm được loại điểm tựa và đòn bẩy như vậy, nhưng sự thực thì Archimède đã dùng nguyên lý đòn bẩy để giải quyết cho nhà vua nhiều công việc khó.

Bấy giờ nhà vua đã cho chế tạo một chiếc tàu lớn, nhưng chưa tìm được cách gì để hạ thuỷ. Archímède đã thiết kế, chế tạo một hệ thống đòn bẩy, với hệ thống đó chỉ dùng một lực nhỏ mà có thể lay động được một vật rất nặng. Sau khi chuẩn bị xong xuôi ông cầm một đầu dây trao tay cho nhà vua và mời nhà vua thuận tay kéo nhẹ. Khi nhà vua kéo nhẹ sợi dây, chiếc thuyền từ từ chuyển động, cuối cùng hạ thủy được tàu. Mọi người hết sức kinh ngạc. Tên tuổi Archlmède từ đó lan truyền khắp chốn. Câu nói đầy tự tin của ông trở thành câu danh ngôn còn truyền tụng cho đến ngày nay.

Archimède là một nhà toán học, nhà vật lý, nhà phát minh thiên tài của cổ Hy Lạp. Trong vật lý học ông không chỉ phát minh nguyên 1ý đòn bẩy, mà còn phát minh định luật vật nổi, người đặt cơ sở cho môn tĩnh học các lưu thể, người sáng lập thủy tĩnh học. Ông đã phát minh ra chân vịt xoắn, máy bắn đá và nhiều thiết bị cơ khí khác.

Theo truyền thuyết, có lần quốc vương Hy Lạp nhận được một chiếc mũ miệng chế tạo hết sức tinh xảo. Nhà vua nghi ngờ là người thợ kim hoàn đã làm bằng vàng cả nhưng biết làm thế nào để phân định thật giả. Nhà vua bèn đem vấn đề rất khó này giao cho học giả trẻ tuổi Archimède. Archimède ngày đêm tập trung suy nghĩ về vấn đề này. Có hôm ông đi tắm, bồn tắm đã đầy nước, lúc ông nhảy vào bồn tắm thì nước trong bồn tắm tràn ra. Ông vui sướng quá cứ mình trần thân trụi chạy ra đường phố mà kêu to: ''Tìm thấy rồi, tìm thấy rồi''. Nguyên do là khi nhảy vào bồn tắm, ông đột nhiên ý thức được rằng giới tự nhiên đã chuẩn bị sẵn cho ông một qui luật để mình giải quyết vấn đề khó đặt ra. Ông vốn là nhà khoa học giỏi quan sát, luôn luôn coi trọng việc kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. Ông chộp được hiện tượng, liền nắm lấy, thông qua thực tiễn chứng minh rằng: với bất kỳ vật gì, thể tích của vật dù có dạng phức tạp đến đâu, nhưng thể tích của vật bao giờ cũng bằng thể tích nước mà vật choán chỗ làm tràn ra khi ta bỏ vật vào nước. Căn cứ vào lý luận đó, ông đã tiến hành thí nghiệm chứng minh mũ miện chính là đồ giả. Nguyên lý cơ học quan trọng. ''Nguyên lý sức nổi.'' đã được Archimède phát minh như vậy đó. Để ghi nhớ công tích của Archimède đối với khoa học, người ta đã đặt tên định luật về sức nổi là ''định luật Archimède”.

Archimède đã cống hiến cả đời mình cho khoa học. Vào năm 212 trước công nguyên, quân La Mã đánh chiếm được Hy Lạp. Một toán binh lính La Mã xông vào nhà Archimède đúng vào lúc ông đương bận vẽ một hình học phẳng Archimède từ tốn nói với những tên lính ''Xin chờ cho một chút, khéo không xéo hỏng các hình vẽ của tôi đấy''. Mấy tên lính ngu ngốc đã dùng trường thương đâm vào ngực nhà khoa học có một không hai này.

Trí tuệ của Archimède tuy nhiên chưa giúp ông bẩy được Trái Đất bằng đòn bẩy, nhưng phát minh của ông và tinh thần của ông thực sự đã thúc đẩy cho khoa học và xã hội loài người tiến tới.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/521-02-633335668467343750/Nhung-nguoi-tim-toi-quy-luat-van-dong--co-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận