Tài liệu: Pascal – người chứng minh sự tồn tại của chân không.

Tài liệu
Pascal – người chứng minh sự tồn tại của chân không.

Nội dung

PASCAL – NGƯỜI CHỨNG MINH SỰ TỒN TẠI CỦA CHÂN KHÔNG. 

Nói chung với nhiều người khi lần đầu lên các đỉnh núi hoặc cao nguyên, đều cảm thấy hô hấp khó khăn, nếu tim phổi mà có bệnh thì bệnh sẽ nặng thêm, tỉ số tử vong của trẻ sơ sinh tăng cao. Tại sao vậy (Pascal (1623 - 1662)) một người Pháp đã sớm phát hiện nguyên nhân của điều bí mật này. Nguyên do là khi ta càng lên cao thì không khí càng loãng, áp suất khí quyển sẽ giảm, nhiều người không thích ứng được với điều đó.

Từ nhỏ, Pascal đã chứng tỏ có trí lực hơn người. Năm 12 tuổi đã học toán giỏi, năm 16 tuổi, Pascal đã tham gia các nhóm chuyên đề toán và vật lý (là tiền thân của Viện Hàn lâm khoa học Pháp). Năm 17 tuổi Pascal đã phát minh các định lý toán học.  20 tuổi đã thiết kế và chế tạo chiếc máy tính cơ khí đầu tiên trong lích sử. Tuy tuổi thọ của ông không quá 40 nhưng ông đã có nhiều cống hiến quan trọng cho khoa học.

Pascal có cống hiến rất lớn cho vật lý học. Từ năm 22 tuổi ông đã nghiên cứu về chân không và các vấn đề tĩnh học của các lưu thể và đã thu được nhiều thành tựu rất to lớn. Ông đã dùng nước và rượu tinh khiết để lặp lại nhiều lần thí nghiệm chứng minh sự tồn tại chân không của Toricelli, khiến người ta phải tin: thực sự chân không có tồn tại; không khí có trọng lượng, áp suất của khí quyển là có thực và phổ biến khắp nơi. Đó là sự kiện hết sức trọng đại ở Paris vào thời đó.

Pascal còn tiến hành các thí nghiệm và áp suất của các chất lỏng tại nhiều địa điểm khác nhau, ở các độ cao khác nhau; chứng minh rằng càng lên cao thì áp suất khí quyển càng giảm. Phát minh về địa học này cho đến nay vẫn còn áp dụng rộng rãi trong ngành hàng không. Qua các thí nghiệm này, Pascal còn phát minh ra ống tiêm, cải tiến khí áp kế thủy ngân Toricelli.

Năm 1653, Pascal đã lần đầu tiên tìm ra định luật nổi tiếng mang tên định luật Pascal. Ông đã công bố định luật trong luận văn có tên “Bàn về sự cân bằng của các chất lỏng”, bàn một cách tỉ mỉ nguyên lý truyền áp suất của các chất lỏng. Ứng dụng định luật này người ta đã thiết kế chế tạo các loại máy ép thủy lực khác nhau, tạo ra cho loài người bao nhiêu là kỳ tích. Pascal còn chỉ ra rằng do các chất lỏng có trọng lượng nên thành bình đựng các chất lỏng sẽ chịu sức ép có liên quan đến độ sâu của lớp chất lỏng. Để ghi nhớ đến công tích của ông, người ta đã đặt tên cho đơn vị đo sức ép là Pascal, viết tắt là Pa.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/521-02-633335673640937500/Nhung-nguoi-tim-toi-quy-luat-van-dong--co-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận