Tài liệu: Henry người phát minh máy đánh lửa điện tử tự động

Tài liệu
Henry người phát minh máy đánh lửa điện tử tự động

Nội dung

HENRY NGƯỜI PHÁT MINH MÁY ĐÁNH LỬA ĐIỆN TỬ TỰ ĐỘNG 

Ngày nay ở các thành phố, nhiều người đã sử dụng loại bếp ga đánh lửa bằng máy đánh lửa điện tử tự động. Chỉ cần gạt công tắc là bếp ga tự cháy. Dụng cụ đánh lửa này mới được xuất hiện trong những năm gần đây, nhưng nguyên lý làm việc của nó đã sớm được phát hiện từ thế kỷ trước do một nhà khoa học Mỹ là Henry (1797 - 1878) phát minh.

Henry sinh ra tại bang Newyork trong gia đình một công nhân nghèo, bị thất học từ năm 12 tuổi. Sau này vừa đi làm vừa học tập, ông đã tiếp thu các kiến thức ứng với bậc trung học, năm 21 tuổi ông vào học Đại học. Năm 1832, Henry 35 tuổi, ông được mời làm giáo sư vật lý ở trường đại học Smylin ở Wasington. Ông chính là người phát minh động cơ điện, mô hình máy điện báo, rơ le v.v.. .

Cống hiến to lớn của Henry là phát minh hiện tượng điện cảm. Vào năm 1829, khi nghiên cứu chế tạo các máy điện sắt từ có lực hút lớn, ông phát hiện ở các lõi sắt có phát tia lửa khi đóng mạch điện. Ông đã lặp lại thí nghiệm nhiều lần và đã thấy được bản chất của hiện tượng này từ đó đưa ra định luật quan trọng về hiện tượng tự cảm. Thiết bị đánh lửa tự động điện tử là dựa vào định luật này.

Năm 1830, Henry đặt giữa hai cực của thiết bị từ điện một đoạn dây dẫn là một thanh sắt, rồi đem hai đầu của đoạn dây đấu vào một máy đo dòng điện thành một mạch kín. Ông phát hiện mỗi khi đóng ngắt mạch điện của thiết bị từ điện thì kim của điện kế sẽ bị lệch. Đó chính là hiệu ứng cảm ứng điện từ. Hiện tượng này được Henry phát hiện rất sớm nhưng không công bố. Vì vậy công lao phát hiện hiện tượng cảm ứng điện từ được qui cho Faraday.

Vào năm 1842, trong phòng thí nghiệm Henry bố trí một máy phát tia lửa điện, cách đó 30 tấc Anh, ông đặt một mạch theo năng lượng, một máy đo dòng được nối với mạch thành một mạch kín, khi nguồn phát tia lửa điện phát tia lửa thì trong mạch thu năng lượng kim điện kế bị lệch. Thí nghiệm thực hiện thành công trên thực tế là thực hiện việc truyền các sóng vô tuyến. Thí nghiệm của Henry sớm hơn thí nghiệm của Hertz về vô tuyến 40 năm, nhưng vào lúc đó người ta (kể cả Henry) còn chưa thấy được tầm quan trọng của thí nghiệm này.

Những cống hiến của Henry thật hết sức to lớn nhưng không được công bố kịp thời, nên mất nhiều quyền ưu tiên sáng chế, phát minh. Đương nhiên danh tiếng của Henry về điện học không hề mất, ông vẫn là nhà điện học nổi tiếng. Để ghi nhớ công tích của Henry phát minh ra hiệu ứng điện cảm người ta đã lấy tên Henry đặt cho đơn vị đo điện cảm, đó chính là đơn vị ''Henry''.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/521-02-633335696673281250/Nhung-nguoi-tim-toi-quy-luat-van-dong--co-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận