Tài liệu: Trương vệ - người đo đạc địa chấn đầu tiên

Tài liệu
Trương vệ - người đo đạc địa chấn đầu tiên

Nội dung

TRƯƠNG VỆ NGƯỜI ĐO ĐẠC ĐỊA CHẤN ĐẦU TIÊN 

Vào khoảng hơn 1800 năm trước, trong khi ở châu Âu người ta cho địa chấn là do Thượng đế trừng phạt loài người, thì ở Trung Quốc có Trương Vệ (78 - 139) vào thời Đông Hán đã xây dựng tại Lạc Dương đài ''Hầu phòng địa động nghi'' (khí cụ đo sự rung động của đất) có thể đo đạc được địa chấn. Đó là thiết bị đo địa chấn đầu tiên trên thế giới. Dụng cụ này cố 8 con rồng đầu hướng về 8 hướng, miệng rồng có ngậm một quả cầu bằng đồng. Dưới mỗi đầu rồng có một con cóc đang há miệng. Ở hướng này có động đất thì quả cầu bằng đồng trong miệng rồng ở hướng đó sẽ rơi ra và lọt vào miệng cóc. Ngày 3.2 năm 138, thiết bị của đài này đã ghi được trận động đất ở Thiểm Tây (Nay thuộc miền Đông Nam tỉnh Cam Túc) ở cách xa hơn một nghìn dặm. Đây là lần đầu tiên loài người dùng các dụng cụ ghi lại được địa chấn, dấu hiệu đầu tiên đánh dấu việc loài người bắt đầu bước vào giai đoạn khảo sát, nghiên cứu địa chấn.

Trương vệ sinh ra từ đất Hà Nam, miền Nam Dương- Tây Ngạc (Nay thuộc huyện Chiêu tỉnh Hà Nam). Thủa Nhỏ rất nghèo khó, phải nhờ vào bạn bè bà con chu cấp. Cảnh nghèo khó đã đào luyện cho Trương Vệ phẩm cách mộc mạc kiên cường. Từ nhỏ ông đã rất ham học, học không biết mệt, đọc nhiều sách, đó là những cơ sở vững chắc để sau này ông tiến hành tốt công tác nghiên cứu khoa học.

Từ khi còn trẻ Trương Vệ đã tham gia các hoạt động văn học, và được xem là một trong sáu nhà danh họa thời bấy giờ. Vào năm 34 tuổi, ông bắt đầu thấy hứng thú và chuyển hướng sang khoa học tự nhiên và đã nhanh chóng tinh thông thiên văn, lịch pháp và toán học, là người đã có nhiều sáng tạo khởi thủy trong lịch sử khoa học.

Ở Trung Quốc thời cổ đại có rất nhiều trường phái thực vật có các học thuyết: ''Cái thiên thuyết'' (xem trời như cái vung), ''Hỗn thiên thuyết'' (xem trời đất như quả trứng, trời là vỏ trứng, đất là lòng đỏ trứng VV. . .) ''Tuyên dạ thuyết'' (xem bầu trời là mông lung, các vì sao, Mặt trời, Mặt Trăng trôi nổi chuyển động trong ''khí''). Trương Vệ đại biểu chủ yếu cho phải hỗn thiên. Ông cho rằng Trời hình trờn như cái vỏ trứng; Đất hình cầu như lòng đỏ trứng. Trời thì lớn, Đất nhỏ. Trời có khí bao phủ, Đất nổi trong khí. Trời có mặt nửa ở trên Đất và một nửa ở dưới Đất. Mặt Trời, Mặt Trăng bám vào vỏ phía trên của Thiên cầu, dịch chuyển từng ngày. Dựa vào ý tưởng đó, Trương Vệ đã xây dựng một mô hình thiên văn: mô hình chuyển động bằng nước. Bộ phận chủ yếu của thiết bị là một quả cầu bằng đồng rỗng lòng. Trên mặt cầu có khắc Mặt Trời, Mặt Trăng và các vì sao. Quả cầu chuyển động dưới lực đẩy của nước, tốc độ chậm, mỗi ngày một vòng. Vào ban đêm người ta có thể quan sát sự mọc, lặn của trăng sao, hoàn toàn phù hợp với các quan trắc thiên văn bên ngoài. Đây là mô hình thiên văn chính xác đầu tiên trên thế giới.

Trương Vệ còn chế tạo dụng cụ quan trắc khí tượng đầu tiên trên thế giới gọi là ''chim đồng đón gió'' so với các loại máy đo gió khác ở châu Âu được chế tạo vào thế kỷ XII sớm hơn 1000 năm. Trong toán học ông cũng đạt được những thành tựu quan trọng. Ông đã tính ra số  bằng 3,16  tuy chưa thật chính xác, nhưng so với các kết quả của các nhà toán học Ấn Độ và A Rập thì sớm hơn khoảng 500 năm.

Trương Vệ còn nêu rõ rằng ánh sáng trăng chính do phản chiếu ánh sáng Mặt Trời mà có và nhờ đó lần đầu tiên giải thích được hiện tượng nguyệt thực. Ông cũng đưa vào qui luật chuyển động của Mặt Trời trên bầu trời mà giải thích hiện tượng ngày ngắn đêm dài vào mùa đông. Ông đã tổng hợp các thành quả nghiên cứu thiên văn vào thời đó mà viết thành quyển sách ''Linh hoàn''. Trong sách có ghi được 2500 ngôi sao được đo đạc, quan trắc ở Lạc Dương vào thời đó. Ông cũng vẽ được bản đồ sao hoàn bị ở Trung Quốc vào thời đó và cho đến nay vẫn còn phù hợp với các quan trắc của các nhà thiên văn hiện đại. Ông cũng tính toán vị trí của Mặt Trời trên qũi đạo so với Trái Đất trong một năm và đã ở trình độ cao.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/522-02-633335809140312500/Nhung-nguoi-di-tim-cac-quy-luat-vu-tru/Tru...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận