KELVIN – NGƯỜI SÁNG LẬP THANG ĐO NHIỆT ĐỘ NHIỆT LỰC HỌC
Muốn đo nhiệt độ các vật, người ta không thể không dùng nhiệt kế. Các nhiệt kế theo thang đo khác nhau thì dùng các chất công tác có tính chất vật lý khác nhau. Các loại nhiệt kế khác nhau (dùng các chất công tác khác nhau) khi dùng để đo nhiệt độ của cùng một vật sẽ cho các chỉ số khác nhau, nên khó phản ảnh được chính xác nhiệt độ thực của vật đo. Việc đo nhiệt độ là yêu cầu rất quan trọng trong công tác nghiên cứu, trong nhiều lĩnh vực khoa học, vì vậy đó là một vấn đề lớn. Có thể tìm được một thang chuẩn để đo Nhiệt độ các vật hay không? Người giải quyết vấn đề khó này là nhà khoa học Anh Wiliam Thom son hay còn gọi là Keivin (1824 - 1907).
Từ nhỏ Thom Sơn đã rất thông minh, năm 10 tuổi đã vào học khoa dự bị Đại học, và năm 15 tuổi nhận được huy chương đại học vật lý 16 tuổi được huy chương thiên văn học, không lâu sau tốt nghiệp đại học với huy chương vàng. Năm 22 tuổi ông là giáo sư vật lý trường Đại học Glasgow nổi tiếng. Do những công lao to lớn của ông, nữ hoàng Anh đã phong cho ông tước vị quí tộc: huân tước. Vì trường Đại học Giasgow, nơi ông công tác, nghiên cứu nằm trên bờ sông Kelvin, nên người ta gọi ông là huân tước Kelvin, do đó ông đổi tên là Kelvin.
Kelvin là nhà khoa học đạt được nhiều thành tựu của thế kỷ XIX. Trong bất kỳ lĩnh vực này của vật lý như nhiệt học, điện từ học cho đến các ngành kỹ thuật ứng dụng vào công trình, ông cũng đều có những cống hiến hết sức to lớn. Trong đời ông, ông đã công bố hơn 600 luận văn, nhận được 70 loại bằng phát minh, phát minh ra điện kế gương, cầu điện hai nhánh, thiết bị xi phông, tự động ghi tín hiệu điện báo v..v là những máy móc thiết bị hết sức tinh vi. Ông là nhà khoa học có danh vọng hết sức cao thời đó, là một nhà khoa học được công nhận là nhiều tài, nhiều nghề, giàu có.
Kelvin là người đặt nền móng chủ yếu cho ngành nhiệt động học. Vào năm 1848 ông sáng lập thang đo nhiệt độ nhiệt động học. Ông và Clausius cùng thời độc lập phát minh định luật thứ hai của nhiệt động học. Năm 1852 ông cùng với Joule phát minh định luật Joule-Thomson. Phát minh này trở thành một trong các phương pháp chủ yếu trong kỹ thuật nhiệt độ thấp và được ứng đụng rộng rãi trong kỹ thuật nhiệt độ thấp. Ông rất coi trọng việc kết hợp lý luận với thực tế. Trong kỹ thuật công trình ông đề ra và đặt đường đây cáp điện đầu tiên dưới đáy Đại Tây dương. Từ năm 1856 ông bắt đầu khai thác đường dây cáp điện ở đáy Đại tây dương, giải quyết một loạt vấn đề khó về kỹ thuật. Dưới sự lãnh đạo của ông, sau 10 năm công tác gian khổ, đến năm 1866, đường dây cáp điện của Anh dưới đáy Đại tây dương, đã rải xong. Đây là đường dây cáp vĩnh cứu dưới đáy Đại tây dương đầu tiên trên thế giới.
Tinh thần suốt đời vì sự nghiệp khoa học của Kelvin vĩnh viễn được người đời ngưỡng mộ. Để ghi nhớ đến ông người ta đặt tên thang đơn vị quốc tế đo nhiệt độ nhiệt học là đơn vị Kelvin, gọi tắt là nhiệt độ K.